Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giám sát chặt dòng vốn

Nhiều chuyên gia cho rằng, dư nợ tín dụng tăng mạnh là tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế, nhưng điều đáng quan tâm là phải giám sát được dòng tiền đó đổ vào đâu.
 


Ảnh: Hà Minh

 Cách đây ít lâu, dư luận đã từng đặt vấn đề về mức tăng trưởng dư nợ tín dụng quá thấp - chỉ tăng 2,67% khi kết thúc quý I/2009, trong khi lượng vốn từ các ngân hàng đổ ra tương đương 17 - 18% tổng dư nợ của ngành.

Điều đó khơi lên lo ngại rằng, một phần nguồn tiền kích cầu qua hỗ trợ lãi suất của Chính phủ đã được dùng vào mục đích đảo nợ. Nay, khi Ngân hàng Nhà nước công bố nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế thông qua các tổ chức tín dụng tăng 4,86% so với cuối tháng trước và tăng 11,16% so với cuối năm 2008, thì lại xuất hiện nỗi lo khác: lo dư nợ tín dụng tăng “nóng”.

Lý giải về sự tăng đột biến này, ông Cao Sỹ Kiêm, Phó chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia cho rằng, nguyên nhân chính là gói kích cầu qua hỗ trợ lãi suất trị giá 17.000 tỷ đồng của Chính phủ đã cơ bản hoàn tất các thủ tục và giờ chỉ việc giải ngân. Bên cạnh đó, việc Chính phủ mở rộng các đối tượng được hỗ trợ như khu vực nông thôn được hỗ trợ vốn mua máy nông cụ, doanh nghiệp xây dựng được vay vốn xây nhà ở giá rẻ cho công nhân... cũng giúp các ngân hàng mở rộng tín dụng, đẩy mạnh dòng vốn vào doanh nghiệp và dân cư.

TS. Đoàn Văn Thắng, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) cũng đưa ra 3 lý do cho thấy dư nợ của ngành ngân hàng tăng tuy đột biến, nhưng không bất thường. Thứ nhất, dư nợ tăng - tức vốn đổ vào nền kinh tế tăng, khi nền kinh tế cũng đang có dấu hiệu phục hồi là hoàn toàn bình thường và đáng mừng, chứng tỏ lượng vốn đang phục vụ hiệu quả nền kinh tế.

Thứ hai, bước vào quý II hàng năm, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và người dân thường tăng cao so với quý I. Thứ ba, có lẽ nền kinh tế Việt Nam đã đi qua “đáy” của cuộc khủng hoảng và bắt đầu hồi phục, do vậy nhu cầu vốn tăng lên là hợp lý.

“Thực tế hoạt động của LienVietBank cũng cho thấy, nhu cầu vay vốn trong tháng 4/2009 tăng đáng kể so với các tháng của quý I/2009. Phân tích nhu cầu vay, chúng tôi khẳng định, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh đang thực sự tăng mạnh. Đó là cơ sở quan trọng tạo nên mức tăng trưởng dư nợ vừa qua, cho dù trong mức tăng này, chưa thể loại trừ có một phần vay với mục đích đảo nợ nhưng chưa được phát hiện”, ông Thắng nói.

Tuy nhiên, ông Thắng cũng cho rằng, nếu tiếp tục giữ mức tăng “nóng” như hiện nay thì không thể không tính đến việc giá cả bị đẩy lên, lạm phát tăng cao. Chính vì thế, rất có thể, sau khi tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, đổ vốn vào nền kinh tế thêm một thời gian nữa nhằm đáp ứng nhu cầu vốn thực sự của nền kinh tế hiện nay, chính sách tiền tệ sẽ cần phải điều chỉnh hợp lý. Trước mắt, điều quan trọng là phải giám sát được dòng tiền này thông qua các dự án, công trình cụ thể.

Đồng quan điểm, ông Cao Sỹ Kiêm cho rằng, dư nợ tín dụng tăng “nóng” là điều đáng quan tâm, nhưng điều đáng quan tâm hơn là phải giám sát được dòng tiền đó đổ vào đâu. Nếu giữ tốc độ tăng như hiện nay thì đến cuối năm, dư nợ của ngành ngân hàng sẽ tăng khoảng 26 - 27%. Lượng vốn tương ứng với tỷ lệ này nếu được kiểm soát tốt, đến đúng đối tượng thì sẽ là động lực cho nền kinh tế; ngược lại, có thể gây tai hoạ.

Như thường lệ, chứng khoán và bất động sản tiếp tục là “đối tượng” bị xem xét đầu tiên trong số những địa điểm mà đồng vốn có thể được sử dụng với mục đích đầu cơ, hoặc ít nhất là không đúng đối tượng, mục đích kích cầu của Chính phủ. Tuy nhiên, giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần tại Hà Nội cho hay, mặc dù các quy định về cho vay trong lĩnh vực bất động sản hiện chưa được cụ thể, nhưng các ngân hàng cũng rất cẩn trọng, nhất là sau khi thị trường này rơi vào “khoảng lặng” khá dài thời gian qua.

Còn trong lĩnh vực chứng khoán, tỷ lệ cho vay kinh doanh chứng khoán đã được quy định rõ (không quá 3% vốn điều lệ của ngân hàng), song ngân hàng cũng chọn giải pháp an toàn là chỉ cho vay cầm cố với giá khá thấp so với mức định giá.

 

(Theo Huy Hào // Báo đầu tư)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Yết giá bằng nội tệ: Còn nhiều vấn đề phải bàn
  • Mô hình tài chính Hồi giáo có phải là giải pháp?
  • Tám tỷ USD kích cầu: Coi chừng lạm phát
  • Đã đến lúc phải bàn về giai đoạn “hậu khủng hoảng”
  • Mỹ sẽ trở thành nhà đầu tư lớn nhất Việt Nam trong 3 năm tới ?
  • Doanh nghiệp FDI vẫn phải "gõ cửa" xin giải quyết!
  • Trung Quốc và đồng đô la Mỹ
  • Ngân hàng đối thoại với doanh nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!