Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

CPI tăng cao nhưng không phải đột biến

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Giàu đưa ra các số liệu cho thấy giá cả hàng hóa tiêu dùng ở mức khá cao trong những tháng đầu năm, nhưng so với cùng kỳ các năm gần đây không phải là đột biến.

ngân hàng - tinkinhte.com
Ảnh minh họa

 Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết, tuy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 2 tháng đầu năm nay (tăng 3,35% so với tháng 12/2009) tăng cao hơn mức tăng của 2 tháng cùng kỳ năm 2009 (1,49%), nhưng không phải đột biến so với cùng kỳ các năm gần đây (6,02% năm 2008, năm 3,24% năm 2007, 4,13% năm 2004, 3,6% năm 2005).

Nguyên nhân chính làm tăng CPI

Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu, giá cả hàng hóa thế giới có xu hướng tăng (giá dầu thô tăng 24,9% so với giá trung bình năm 2009, sắt thép tăng 4,3%, gạo tăng 11,2%...). Với độ mở nền kinh tế cao (kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP cuối năm 2009 khoảng 135%), giá cả hàng hóa thế giới đã tác động làm tăng giá cả trong nước.

Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng và sức mua tăng mạnh trong dịp Tết Nguyên đán, biểu hiện là tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 27,4% (nếu trừ yếu tố giá, tổng mức bán lẻ tăng 19,36%, gấp 4 lần số với cùng kỳ năm 2009 – 4,47%), nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống đóng góp 63% vào mức tăng giá cả hàng hóa tiêu dùng.

Doanh nghiệp và người dân có tâm lý lo ngại về tình trạng tăng giá cả hàng hóa, tác động đẩy giá nhiều mặt hàng đứng ở mức cao, trong khi cung hàng hóa trên thị trường khá dồi dào. Trong khi đó, giá một số mặt hàng thiết yếu được điều chỉnh tăng theo lộ trình giá thị trường như xăng, điện, than…

“Như vậy, giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng ở mức khá cao trong những tháng đầu năm nay, nhưng so với cùng kỳ các năm gần đây, chưa phải là đột biến. Nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu làm giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng là do tác động của giá cả hàng hóa thế giới, nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán Canh Dần và việc điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng thiết yếu”, Thống đốc NHNN nhận định.

Đã thu về lượng tiền cung ứng trước Tết

Theo tính quy luật hàng năm, các ngân hàng thương mại gặp khó khăn về thanh khoản trong dịp giáp Tết Nguyên đán Canh Dần, Ngân hàng Nhà nước đã tăng lượng tiền cung ứng với kỳ hạn thích hợp cho các ngân hàng thương mại (NHTM), đảm bảo khả năng thanh toán, mở rộng cho vay chi phí sản xuất, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu cho biết, sau Tết Nguyên đán, do tiền gửi của người dân vào hệ thống ngân hàng tăng lên, số tiền cung ứng trên (34.000 tỷ đồng) đã được thu về, ít tác động đến lạm phát – một yếu tố có chiều hướng diễn biến tỷ lệ thuận với mức cung tiền (tức cung tiền càng nhiều thì lạm phát càng tăng và ngược lại).

“Vốn khả dụng của các NHTM trước Tết dư thừa khoảng 13.000 tỷ đồng và hiện nay khoảng 30.000 tỷ đồng”, ông Nguyễn Văn Giàu cho biết.

Bên cạnh đó, Thống đốc NHNN cũng loại trừ khả năng tác động của nhân tố tiền tệ, cụ thể là tín dụng ngân hàng, tới sự gia tăng lạm phát trong 2 tháng đầu năm nay.

Ông cho biết, nhân tố tiền tệ tác động tới giá cả là bội chi ngân sách nhà nước và tín dụng nhân hàng, nhưng tín dụng ngân hàng đã được kiểm soát ở mức thấp từ những tháng cuối năm 2009, cho nên tác động đối với giá cả hàng hóa  không lớn so với các nhân tố khác.

Từ tháng 7/2009, NHNN đã dự báo những tác động của không thuận lợi của các giải pháp kích thích kinh tế đối với thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng và đã thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt và thận trọng, kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức thấp (tháng 1/2010 là 0,26%, tháng 2 là 1,14%).

Thống đốc NHNN cho biết, một trong những giải pháp điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới  là kiểm soát mức tăng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng đối với nền kinh tế tăng khoảng 25% (năm 2009 con số này là 37,73%), lãi suất và tỷ giá phù hợp với mục tiêu và điều kiện kinh tế vĩ mô, lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông cho mức hợp lý.

Tăng trưởng tín dụng năm 2009
Tháng123456789101112
Mức tăng %0,650,164,114,334,014,442,752,473,462,332,010,72

(Theo Hồng Đức // Tin Chính phủ)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Xuôi - Ngược dòng FDI
  • Xác định xu hướng lãi suất: Chưa dễ!
  • Nợ nước ngoài hủy hoại sức mạnh của Mỹ
  • Tiến sĩ Vũ Đình Ánh: Dự cảm giá cả lạm phát năm 2010
  • Nhấp nhổm chờ mua bán ngoại tệ
  • Điều chỉnh quy hoạch các khu đô thị mới: Ai lợi, ai thiệt ?
  • Chọn kênh đầu tư: Đất, vàng, ngoại tệ hay cổ phiếu?
  • Mây đen từ khủng hoảng nợ toàn cầu vẫn bao trùm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!