Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cung - cầu vốn sẽ cân bằng trở lại

Xu hướng gửi tiền của khách hàng đa số tập trung vào các kỳ hạn ngắn (từ 3 đến 6 tháng). - tinkinhte.com
Xu hướng gửi tiền của khách hàng đa số tập trung vào các kỳ hạn ngắn (từ 3 đến 6 tháng). Ảnh: Đức Thanh
Nhiều chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, khả năng tiền nhàn rỗi sẽ quay lại ngân hàng trong những ngày cuối tháng 2 và đầu tháng 3/2010, song nhu cầu vốn của doanh nghiệp (DN) sẽ không tăng.
 
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Ngô Xuân Dũng, Giám đốc điều hành Ngân hàng VIB TP.HCM nhận định, nguồn vốn huy động của các ngân hàng có khả năng tăng trở lại sau tết Nguyên đán Canh Dần.

"Xu hướng của dòng tiền nhàn rỗi sẽ vào lại ngân hàng nhiều hơn, do tiền lương, thưởng của người lao động chưa sử dụng hết trong dịp Tết vừa qua, đồng thời, theo tâm lý tích luỹ, gửi tiết kiệm sau một thời kỳ mạnh tay chi tiêu trong dịp Tết cũng sẽ trở lại trong năm mới. Mặt khác, tiền thu hồi công nợ, tiền được đối tác thanh toán trước Tết chưa kịp đưa vào chu kỳ sản xuất mới cũng được chuyển vào tài khoản làm dòng tiền tăng lên", ông Dũng lý giải.

Tuy nhiên, sự cạnh tranh về huy động vốn ngày càng trở nên gay gắt, nhất là với kỳ hạn tiền gửi dài hạn. Cũng theo ông Dũng, đây là một bài toán khó không chỉ cho VIB, mà cho cả hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam. "Lời giải cho bài toán này sẽ là uy tín, thương hiệu, lãi suất, chất lượng phục vụ và sản phẩm phù hợp của từng ngân hàng", ông Dũng nói.

Bà Nguyễn Đoàn Duy Ái, Phó tổng giám đốc HDBank cho rằng, thông thường, sau Tết Nguyên đán là thời điểm người dân có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn so với trước Tết, song năm nay, xu hướng này có thể khác đôi chút vì lãi suất huy động tiền gửi hiện không thật hấp dẫn đối với nguồn tiền nhàn rỗi, nhất là với các nhà đầu tư. Chính vì vậy, ngay sau Tết Nguyên đán, HDBank đã khởi động Chương trình "Gửi tiền đầu xuân - trúng ngay nhà mới", với nhiều ưu đãi dành cho khách hàng, nhằm thu hút tiền gửi tiết kiệm.

Theo bà Ái, hiện xu hướng gửi tiền của khách hàng đa số tập trung vào các kỳ hạn ngắn (từ 3 đến 6 tháng). Việc huy động nguồn vốn trung và dài hạn cần có các sản phẩm và mức lãi suất phù hợp, hấp dẫn được khách hàng, đồng thời xóa bỏ tâm lý người gửi tiền sợ bị thiệt do lãi suất biến động theo chiều hướng tăng. Đồng thời, việc đưa ra các sản phẩm lãi suất thả nổi là một biện pháp để hút vốn trung và dài hạn. 

Trong khi nguồn cung tăng thì nhiều chuyên gia tài chính - ngân hàng lại dự báo, trước mắt, nhu cầu vốn của DN sẽ giảm so với trước Tết Nguyên đán.

Ông Dũng cho rằng, nhu cầu vốn của DN sẽ không tăng sau Tết và thậm chí sẽ giảm theo chu kỳ giảm hàng năm. "Hầu hết các khách hàng đã vay để thanh toán công nợ cuối năm, nên đầu năm nhìn chung, nhu cầu thanh toán sẽ giảm. Hơn nữa, tâm lý ngại đi vay vào đầu năm mới của người Việt Nam, cộng với việc lãi suất cho vay lại đang ở mức cao cũng làm hạn chế nhu cầu vay của khách hàng", ông Dũng nhận xét.

Bà Ái lại có cách đánh giá hơi khác khi cho rằng, sau Tết Nguyên đán, các DN bắt đầu đẩy mạnh hoạt động sản xuất - kinh doanh nhằm đạt được các chỉ tiêu của quý I/2010. Vì vậy, nhu cầu vốn kinh doanh sẽ gia tăng. "Song khác với cùng kỳ năm ngoái, khi chủ trương hỗ trợ lãi suất được triển khai và DN được vay với lãi suất ưu đãi thì nay áp lực lãi suất cao hơn và việc vay vốn ngân hàng cũng không dễ như trước nữa", bà Ái nói.

Mặt khác, mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng của các ngân hàng đang được kiểm soát chặt. Vì vậy, nguồn thu từ hoạt động cho vay tất yếu sẽ ít hơn trước.

Thực tế từ nhiều năm qua cho thấy, các ngân hàng cũng đã giảm dần tỷ trọng thu tín dụng, tăng thu dịch vụ. Theo các chuyên gia, trong bối cảnh khó khăn về nguồn vốn và tăng trưởng tín dụng, việc đẩy mạnh phát trển dịch vụ ngân hàng là lĩnh vực mà các ngân hàng cần chú trọng hơn nữa, nhằm tăng nguồn thu của mình (thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, thẻ, thu chi hộ...), hạn chế phụ thuộc quá nhiều vào tín dụng. Đồng thời, để đảm bảo lợi nhuận thì việc hợp lý hóa chi phí cũng là một yếu tố quan trọng.

 

(Theo Thùy Vinh // Báo đầu tư)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • CPI tăng cao nhưng không phải đột biến
  • Xuôi - Ngược dòng FDI
  • Xác định xu hướng lãi suất: Chưa dễ!
  • Nợ nước ngoài hủy hoại sức mạnh của Mỹ
  • Tiến sĩ Vũ Đình Ánh: Dự cảm giá cả lạm phát năm 2010
  • Nhấp nhổm chờ mua bán ngoại tệ
  • Điều chỉnh quy hoạch các khu đô thị mới: Ai lợi, ai thiệt ?
  • Chọn kênh đầu tư: Đất, vàng, ngoại tệ hay cổ phiếu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!