Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dầu mỏ - Niềm hy vọng lớn nhất của đồng USD

Mặc dù bất ổn Trung Đông ngày càng nghiêm trọng, nhưng mọi người lại đồng loạt chú ý vào Mỹ. Bài viết với tiêu đề “FED đang gây biến động bên ngoài” đăng trên tờ “Wall Street Journal” (Mỹ) dường như cũng đã cho thấy “vai trò của Mỹ”.

Phải nói rằng, hiện giờ vẫn chưa thể đưa ra những phân tích và phán đoán chính xác cho câu hỏi Mỹ đóng vai trò gì trong tình hình Trung Đông, nhưng có một điểm rất rõ ràng: Biến động Trung Đông trực tiếp dẫn đến giá dầu tăng vọt, và thứ quan hệ mật thiết nhất với dầu mỏ trên thế giới này chính là đồng USD.

Sau khi bùng nổ khủng hoảng tài chính, để cứu vãn nền kinh tế nước này, Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đã áp dụng biện pháp cuối cùng – khởi động “cỗ máy in tiền”, tiếp tục thực thi chính sách nới lỏng tiền tệ, từ đó đẩy kinh tế thế giới vào bờ vực nguy hiểm. Do không còn cách nào khác, hiện tại Mỹ không thể ngừng “in tiền”, nhưng dưới con mắt theo dõi của mọi người cơ quan này vẫn tiếp tục “in” không chút do dự, hành động này chắc chắn sẽ lại khiến tín dụng USD bị chỉ trích nặng nề trên toàn thế giới. Trong tình thế lúng túng này, Mỹ cần thế giới có sự thay đổi mới, nhằm khiến công chúng chuyển sự chú ý ra khỏi “cỗ máy in tiền” của FED và vấn đề lạm phát toàn cầu leo thang, và bất ổn Trung Đông xảy ra đúng vào lúc Mỹ cần thế giới có sự thay đổi mới.

Bất ổn Trung Đông vừa bắt đầu đã đạt hiệu quả chuyển hướng chú ý. Đồng USD là phương tiện giao dịch các hàng hóa lớn quốc tế, chiều hướng tăng vọt về số lượng của nó ắt sẽ khiến giá cả các mặt hàng bao gồm cả lương thực và dầu mỏ tăng theo và nguyên nhân khiến Ai Cập và Tunisia biến động cũng chính là do giá lương thực tăng gây ra. Tuy nhiên, điều mà mọi người quan tâm lại không phải là cuộc khủng hoảng lương thực do đồng USD gây ra, mà là chính bản thân cuộc biến động Trung Đông đang không ngừng lan rộng. Hiện giờ, tình trạng giá dầu mỏ tăng vọt do biến động Lybia gây ra hoàn toàn đã thực hiện được hiệu ứng “chuyển dịch nguyên nhân”. Điều gì đã khiến giá dầu mỏ tăng cao? Trước tiên mọi người đều nghĩ tới bất ổn Trung Đông, mà lại không hề liên hệ nó tới cỗ máy in tiền điên cuống của FED.

Lợi ích của biến động Trung Đông đẩy giá dầu tăng đối với Mỹ không chỉ dừng ở đó. Dầu mỏ vẫn là nguồn năng lượng chủ yếu nhất trên thế giới hiện nay, nó cũng là “nguồn động lực” trọng yếu của tăng trưởng kinh tế, và nước Mỹ vẫn dùng USD để thao túng “nguồn này”. Kể từ khi đồng USD neo theo vàng đến nay, thực chất là dầu mỏ trên mức độ nào đó đã thay thế vàng, trở thành một sự hỗ trợ mới cho uy tín của đồng USD. Giá dầu tăng không chỉ tạo cơ hội tốt cho việc tăng phát hành USD, mà còn đồng nghĩa các nước cần phải dùng nhiều USD mới có thể giành được nguồn năng lượng cần thiết để phát triển kinh tế, trên thực tế dầu mỏ đã đóng vai trò giúp USD không ngừng phát triển.

Có thể nói, cùng với việc ngành chế tạo Mỹ suy thoái và số lượng USD tăng vọt, hành động “in tiền” của FED đã không còn thực hiện được độ tin cậy cho cơ sở kinh tế, việc dựa vào giá dầu tăng đã trở thành một “niềm hy vọng” cuối cùng để duy trì sự phát triển cho đồng USD. Chỉ cần dầu mỏ không neo theo đồng USD, những ảnh hưởng bất lợi của việc phát hành USD mang lại cho nền kinh tế toàn cầu sẽ không bị loại bỏ, và đồng USD cũng tuyết đối không chủ động từ bỏ mối quan hệ mật thiết với dầu mỏ.

(Vitinfo)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Kinh tế toàn cầu: Bóng ma lạm phát lấn át chiến tranh tiền tệ
  • Đưa tăng trưởng tín dụng xuống mức dưới 20%: Khó vẫn phải làm
  • Bênh đầu cơ ngoại tệ có ở nhiều ngân hàng ?
  • Đề xuất thu thêm phí bán ngoại tệ
  • “Tổng”, “tập” nhà nước bán ngoại tệ: Cách nào tránh “đầu voi đuôi chuột”?
  • Bước lùi tình thế
  • Nâng các mức lãi suất chủ chốt: Một mũi tên trúng hai đích
  • Tình trạng “Đôla hóa” tại Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!