Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đã đến lúc cần lựa chọn nhà đầu tư trong thu hút FDI

Những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá như một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, đã đến lúc Việt Nam cần có sự lựa chọn khi thu hút đầu tư nước ngoài.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, tính đến hết năm 2009, Việt Nam thu hút được 12.575 dự án đầu tư nước ngoài (FDI), với số vốn đăng ký đạt 194.429,5 triệu USD, trong đó vốn thực hiện đạt 66.945,5 triệu USD.

Những năm vừa qua, khu vực FDI đã có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể, đóng góp của khu vực FDI trong GDP không ngừng tăng lên, năm 2000 là 13,28%; năm 2004 là 15,13% và năm 2009 là 18,33%. Kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực FDI cũng ngày càng được cải thiện, năm 2000 là 7.658 triệu USD, năm 2004 là 19.786 triệu USD và năm 2009 là 48.567 triệu USD.

Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2000 lao động trong khu vực FDI  là 407 ngàn lao động; năm 2004 là 950 ngàn lao động và năm 2009 là 1.700 ngàn lao động. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Lan Hương - Viện trưởng Viện Khoa học lao động xã hội (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho rằng: Đa số lao động đang làm việc trong khu vực FDI là lao động phổ thông, do đó ít mang lại giá trị gia tăng cho xã hội.

Không thể phủ nhận được những đóng góp của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, những năm qua, FDI cũng đã giúp Việt Nam có một bước tiến lớn vào và thị trường quốc tế, cải thiện tiềm năng xuất khẩu... Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, sự phân bổ vốn FDI vào Việt Nam những năm vừa qua chưa thực sự hợp lý.

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Những năm vừa qua, tỷ trọng FDI trong lĩnh vực nông nghiệp liên tục sụt giảm: Năm 2006, tỷ trọng vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 6% tổng vốn đăng ký đầu tư; năm 2007 là 5,24%; năm 2008 là 3,3%; tuy nhiên, đến năm 2009 con số này chỉ còn 1%. Đối lập với nông nghiệp, năm 2009, thu hút FDI vào các lĩnh vực dịch vụ, bất động sản,… lại chiếm tới 70% tỷ trọng FDI vào Việt Nam. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng “bội thực”, làm cho hàng loạt các dự án trong lĩnh vực bất động sản bị rút giấy phép đầu tư vào đầu năm 2010. Và đặc biệt, mới đây nhất là “siêu dự án” bãi biển Rồng tại Quảng Nam của 2 tập đoàn TANO Capital và Global C&D (Mỹ) có vốn đăng ký 4,2 tỷ USD mới đây cũng bị rút giấy phép do chậm triển khai.

Đã đến lúc Việt Nam cần lựa chọn nhà đầu tư trong thu hút FDI, đó là khẳng định của TS Nguyễn Bá Ân - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo ông Ân, công nghệ cao là lĩnh vực cần ưu tiên thu hút đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh cũng khẳng định: Tới đây, Việt Nam sẽ phải nâng cao chất lượng thu hút FDI, muốn như vậy thì chúng ta cần nâng cao mục tiêu kêu gọi đầu tư, theo đó các dự án FDI gây ô nhiễm môi trường và chi phí quá nhiều năng lượng sẽ bị hạn chế, khuyến khích ưu tiên các dự án thuộc lĩnh vực chất lượng, công nghệ cao và bảo vệ môi trường.

Đặc biệt, theo ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Để thu hút FDI hiệu quả, mới đây, Chính phủ cũng ra Nghị quyết 13, giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với các bộ ngành phối hợp soạn thảo danh mục xúc tiến đầu tư quốc gia. Theo đó, danh mục các lĩnh vực được quan tâm sẽ là cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, nông lâm thủy sản, khu đô thị chất lượng cao, công nghiệp phụ trợ…, các danh mục này cũng xuất phát từ nhu cầu thực tế của nền kinh tế./.

(ven)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!