Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đầu ra tín dụng nền kinh tế tăng rất thấp

Đầu ra tín dụng từ ngân hàng đến doanh nghiệp chỉ tăng chưa đầy 1% trong tháng 3 .Ảnh: TL

Dư nợ tín dụng bằng tiền đồng tháng 3 ước tăng 0,91% so với tháng trước và tăng 0,57% so với tháng 12-2009. Một vài con số nêu trên cho thấy, đầu ra tín dụng của toàn nền kinh tế Việt Nam trong tháng 3 tăng không đáng kể.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội tháng 3, quý 1 vừa trình Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 3 cho biết, tổng dư nợ tín dụng của toàn nền kinh tế tháng 3 ước tăng 1,49% so với tháng trước và tăng 2,95% so với tháng 12-2009. Trong đó, dư nợ tín dụng bằng tiền đồng ước tăng 0,91% so với tháng trước và tăng 0,57% so với tháng 12-2009. Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ ước tăng 3,98% so với tháng trước và tăng 14,07% so với tháng 12-2009, một mức tăng khá hơn dư nợ tiền đồng.

Những con số này, theo ý kiến của một chuyên gia kinh tế, là biểu hiện cho thấy luồng vốn tín dụng đầu ra từ ngân hàng đến doanh nghiệp "hầu như chỉ nhúc nhích" mà lý do là xuất phát từ lãi suất theo cơ chế thỏa thuận đang thực hiện trong thời điểm này là quá cao khiến doanh nghiệp và ngân hàng không gặp nhau.

Thống kê khác từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, lãi suất cho vay ngắn hạn hiện nay ở mức khoảng 12%, lãi suất cho vay trung và dài hạn theo cơ chế thỏa thuận khoảng 14% đến 15%/năm (nhóm ngân hàng thương mại nhà nước); khoảng 15% đến 17% (nhóm ngân hàng thương mại cổ phần). Cá biệt có một số ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ cho vay với lãi suất khá cao, khoảng 18% đến 20%. Tuy nhiên, thông tin thực tế từ một số doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp lớn) cho biết, hiện mức vay được ngân hàng chấp nhận thường phải có lãi suất 17% đến 18%.

Đầu vào vốn huy động của các ngân hàng trong tháng cao gấp đôi so với đầu ra. Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 3 ước tăng 1,81% so với cuối tháng trước và tăng 1,45% so với cuối tháng 12-2009. Trong đó, huy động vốn bằng tiền đồng tăng 2,04% so với tháng trước và tăng 1,82% so với cuối tháng 12-2009. Huy động vốn bằng ngoại tệ ước tăng 1,02% (so với tháng trước) và tăng 0,21% (so với cuối tháng 12-2009).

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Có nên ngừng huy động và cho vay vàng?
  • SCIC được bán vốn Nhà nước như thế nào?
  • Định giá lại đồng nhân dân tệ không tổn hại nhiều đến toàn cầu
  • Đóng cửa sàn giao dịch vàng - Thị trường diễn biến yên ả
  • Mở rộng cơ chế thỏa thuận: Dấu hỏi về biến động lãi suất
  • Thông tin CPI tăng cao: Chỉ là cảnh báo?
  • Vẫn canh cánh nỗi lo lạm phát
  • Sắp có cuộc đua giảm lãi suất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!