Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đầu tư theo hình thức PPP : Phát huy tính ưu việt để phát triển hạ tầng

Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (Tiếng Anh viết tắt là PPP) bắt đầu có hiệu lực. Đây sẽ là “cú huých” hết sức quan trọng đối với sự nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng ở nước ta.
 

Quy chế PPP ban hành theo Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 9-11-2010 của Thủ tướng Chính phủ, quy định điều kiện, thủ tục và nguyên tắc áp dụng thí điểm đối với một số dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công theo hình thức PPP.

Hình thức đầu tư công – tư (PPP) tuy mới mẻ đối với Việt Nam nhưng đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng từ hơn 50 năm nay. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, nhờ áp dụng hình thức PPP mà nhiều vấn đề bức xúc của nhiều đô thị lớn đã được giải quyết như tình trạng ùn tắc giao thông, cung cấp nước, tạo việc làm cho người lao động...

Mô hình hay hình thức PPP kết hợp được nhiệm vụ của dịch vụ công với hiệu quả của một hay nhiều doanh nghiệp tư nhân cho phép các chính quyền địa phương nhanh chóng đạt được những tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất trong các dịch vụ công, tạo thuận lợi cho chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Dự án cấp nước sạch ở TP. Thượng Hải (Trung Quốc) là một hình mẫu mà Việt Nam có thể tham khảo. Năm 2002 chính quyền Thượng Hải đã ký kết với Tập đoàn VE của Pháp hợp đồng quản lý dịch vụ cấp nước sạch trong thời hạn 50 năm. Từ đó hình thành một doanh nghiệp liên doanh Pháp – Trung Quốc với tỷ lệ vốn góp 50/50. Theo đó, VE cung cấp toàn bộ dịch vụ sản xuất, phân phối nước sạch, quản lý và chăm sóc khách hàng, thiết kế và đầu tư...

Cũng theo hình thức PPP, Thủ đô Seoul (Hàn Quốc) đã xây dựng tuyến xe điện ngầm số 9. Hiện nay, mỗi ngày phục vụ 256.000 lượt khách, dự báo đến năm 2013 sẽ thu hút 760.000 lượt khách/ngày. Gần 1.000 người Hàn Quốc đã được đào tạo để vận hành, khai thác và làm dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Nước Anh đã áp dụng hình thức PPP trên 50 năm nay và thu được thành công lớn. Tư duy của người Anh là những gì mà tư nhân không làm được, hoặc không thể tham gia thì Nhà nước mới làm, mới quản lý. Cụ thể, như chức năng quản lý hành chính được coi là một chức năng không thể sẻ chia cho tư nhân. Vì vậy ở Anh, Nhà nước khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư vào hầu hết các lĩnh vực và khoán gọn cho họ đầu tư toàn bộ cơ sở vật chất, sau đó Nhà nước thuê lại công trình đó. Nhà nước chỉ thuê sử dụng còn quản lý cơ sở vật chất vẫn là tư nhân.

Chẳng hạn, xây dựng một nhà tù, toàn bộ việc thiết kế, xây dựng... do tư nhân làm. Nhà nước chỉ đảm bảo việc di chuyển tù nhân và quản lý cảnh sát... Tương tự, xây dựng trường học và bệnh viện cũng vậy. Nhà nước chỉ quản lý hiệu trưởng, đội ngũ giáo viên, giám đốc bệnh viện và y, bác sĩ... Còn lại những “phần cứng” (cơ sở vật chất) đều do tư nhân quản lý theo hợp đồng.

Phó giám đốc Sở KH và ĐT Hà Nội, ông Nguyễn Văn Tứ, khi bàn về hình thức PPP đã diễn giải: “Cú huých để phát triển thương mại thế giới trong những năm qua là cơ chế trả góp. Cơ chế đầu tư PPP trong đầu tư phát triển hạ tầng cũng vậy, tư nhân là người bỏ tiền đầu tư và Nhà nước như một người trả góp”.

Được biết, gần đây, ngày 29-9-2010, Singapore đã khởi công xây dựng Trung tâm thể thao Singapore theo mô hình PPP. Công trình này sẽ hoàn thành vào năm 2014 có tổng vốn đầu tư gần 1 tỷ USD. Nhà thầu trúng thầu dự án là Tập đoàn Singapore Sports Hub (SSHC), trong đó đứng đầu là Công ty Draggeages Singapore. Đây được đánh giá là dự án PPP lớn nhất thế giới, tính đến thời điểm này.

Với những tính ưu việt của mô hình PPP, nhiều chuyên gia Việt Nam và quốc tế, trong những cuộc hội thảo gần đây còn cho rằng, PPP sẽ kích thích cả kinh tế nông thôn Việt Nam một cách hữu hiệu, một khi đưa hình thức đầu tư này vào các vùng nông thôn Việt Nam. Ông Bàn Ngọc Sương, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết: “Trong năm 2011, tỉnh sẽ phối hợp với nhiều địa phương xây dựng chiến lược kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp để nâng công suất xay xát và lau bóng gạo xuất khẩu, khuyến khích và ưu tiên đầu tư thiết bị, công nghệ nâng cao tỷ lệ thu hồi gạo; hình thành các trung tâm chế biến lớn...”.

Tuy nhiên, áp dụng cơ chế PPP trong thời gian tới không thể tránh khỏi nhiều khó khăn, vướng mắc; điều này cũng giống như việc khi gia nhập WTO, nước ta phải sửa, bổ sung luật pháp cho phù hợp với hệ thống quốc tế.

Chấp nhận mô hình đầu tư công – tư (PPP) là một bước quan trọng trong quản lý kinh tế.

(Báo Đại Đoàn Kết)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Nhập nhèm chủ đầu tư nhà nước – tư nhân
  • Trọng tâm năm 2011 là kiềm chế lạm phát
  • Doanh nghiệp tìm lợi nhuận từ rủi ro năm 2011
  • Những dự án tỉ USD “trùm mền”
  • Thu hút FDI nhờ lao động rẻ: Lợi thế hay hại thế?
  • 2011: USD vẫn sẽ tăng giá
  • 10 lĩnh vực đầu tư lãi nhất tại Trung Quốc
  • Qũy nhà ở giá thấp, cho thuê: Sẽ phát triển mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!