Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điểm sáng FDI quý I: Vốn thực hiện cao hơn đăng ký

Điểm sáng đặc biệt trong bức tranh đầu tư trực tiếp nước ngòai (FDI) quý I/2011 là việc nguồn vốn thực hiện cao hơn số đăng ký, ước tính đạt 2,54 tỷ USD.

Xu thế hướng vào công nghiệp chế biến, chế tạo của dòng vốn FDI đang được khẳng định rõ nét.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tháng 3 đã có thêm 1,39 tỷ USD vốn FDI được thực hiện và đây là mức cao nhất kể từ đầu năm.

Trước đó, lượng FDI thực hiện đã tăng từ mức 420 triệu USD trong tháng 1 lên 730 triệu USD trong tháng 2.

Mức tăng đều đặn này đã khiến tổng số vốn thực hiện trong quý I cao hơn số vốn đăng ký, điều ít thấy trong quá trình thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong những năm qua. Bởi thông thường vốn thực hiện luôn thấp hơn nguồn vốn đăng ký mới.

Trong khi đó, theo các chuyên gia, giải ngân vốn FDI thường được cho là xuất phát từ cảm nhận cơ hội kinh doanh phía trước đã chắc chắn hơn từ phía doanh nghiệp.

Tính chung trong quý I, cả nước có 173 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư­­ với tổng vốn đăng ký mới đạt xấp xỉ 2,04 tỷ USD, có 37 lư­­ợt dự án tăng vốn với tổng số vốn đăng ký tăng thêm, ước đạt 334 triệu USD. Như vậy, tổng vốn đăng ký trong quý I/2011 ước đạt trên 2,37 tỷ USD.

Xét theo lĩnh vực đầu tư, các ngành chế biến, chế tạo đang thu hút nhiều FDI nhất với 1,55 tỷ USD, chiếm khoảng 65% tổng lượng FDI đăng ký.

Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng, khẳng định rõ nét xu thế hướng vào công nghiệp chế biến, chế tạo của dòng vốn FDI. Năm 2010, lĩnh vực này đã thu hút 5 tỷ USD trong tổng số 18,6 tỷ USD vốn đăng ký, vươn xếp thứ 2 sau lĩnh vực bất động sản. Trước đó, năm 2009, lĩnh vực này chỉ đứng ở vị trí thứ 3 với 2,2 tỷ USD vốn đăng ký.

Cũng trong quý I, lĩnh vực xây dựng chỉ thu hút được 30 dự án với gần 206 triệu USD; trong khi lĩnh vực bán buôn, bán lẻ và sửa chữa thu hút trên 50 triệu USD.

Singapore hiện đang dẫn đầu trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ về số vốn FDI đầu tư vào Việt Nam (1,1 tỷ USD với 19 dự án). Hồng Kông và Quần đảo Virgin thuộc Anh xếp liền sau lần lượt với khoảng 331 triệu USD và 277 triệu USD.

(Theo Văn Chính // Tin Chính phủ)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Chống đôla hóa: Kiên quyết với chiến lược dài hơi
  • Lại lo “cháy “lãi suất
  • 33% doanh nghiệp không chịu được mức lãi suất hiện tại
  • Phải chấn chỉnh ngay "thị trường USD chính thức"
  • Kỹ nghệ “bơm” giá đất ngoại thành
  • Bán ngoại tệ cho người dân, cách nào?
  • Sẽ huy động nhiều nguồn vốn để phát triển đô thị TPHCM
  • Thuốc nào trị lạm phát “đặc thù” của Việt Nam?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!