Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp đã bắt đầu vay ngoại tệ trở lại

Hai tháng gần đây, theo một số các ngân hàng thì các doanh nghiệp đã bắt đầu có nhu cầu vay ngoại tệ trở lại chủ yếu là đồng đô la Mỹ, khiến cho dư nợ bằng ngoại tệ của các ngân hàng đang tăng lên, kéo theo lãi suất huy động ngoại tệ của các ngân hàng bắt đầu có xu hướng tăng trở lại.

 

Theo Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TPHCM - ông Nguyễn Hoàng Minh, “trong những tháng đầu năm dư nợ cho vay bằng ngoại tệ của các ngân hàng trên địa bàn đều giảm nhưng hiện con số này đang có xu hướng tăng trở lại, cụ thể là dư nợ ngoại tệ tháng 7 đã tăng so với tháng 6”.

Các doanh nghiệp cũng đã bớt lo lắng sau một thời gian dài tỷ giá giữa đô la Mỹ và đồng Việt Nam không có biến động mạnh. Đồng thời, việc Ngân hàng Nhà nước quyết tâm giữ ổn định tỷ giá đã phần nào trấn an các doanh nghiệp khi quyết định vay ngoại tệ trở lại. Hơn nữa, theo thông tin của Ngân hàng ACB, nếu so với các ngoại tệ khác thì đồng đô la Mỹ vẫn là đồng tiền ổn định nhất do tỷ giá giữa đô la Mỹ và đồng Việt Nam vẫn được quản lý bởi Ngân hàng Nhà nước. Vì thế, nhiều ngân hàng đã bắt đầu tăng lãi suất huy động đô la Mỹ trở lại sau đợt giảm mạnh vào tháng 6 vừa qua do dư thừa nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cũng đã điều chỉnh lãi suất tiết kiệm bậc thang bằng đô la Mỹ đối với khách hàng cá nhân với mức dao động từ 0,5%/năm với loại không kỳ hạn đến 2,25%/năm với kỳ hạn 36 tháng. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa tăng lãi suất huy động đô la Mỹ kỳ hạn từ 1 tuần đến 60 tháng với biên độ tăng từ 0,35% - 1,8%/năm. Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) cũng vừa triển khai chương trình khuyến mại tặng tiền mặt cho khách hàng gửi ngoại tệ.

Mặc dù các ngân hàng đã bắt đầu tăng lại suất huy động ngoại tệ, nhưng nhìn chung mặt bằng lãi suất huy động ngoại tệ trên thị trường vẫn đang ở mức thấp khoảng 1,1 - 2,5%/năm, so với mức 1,24 - 2,65%/năm cuối tháng 5 vừa qua.

Hiện nay, các ngân hàng quốc doanh vẫn giữ cam kết với Ngân hàng Nhà nước là trần lãi suất huy động ngoại tệ là 1,5% và trần lãi suất cho vay tối đa 3%/năm.

(Theo Thanh Huyền // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Ngân hàng gần “chạm đích” lợi nhuận
  • Cách mạng “mobile banking” ở châu Phi
  • Chính sách tín dụng cần nhất quán
  • Bảo hiểm thời khủng hoảng
  • Hỗ trợ lãi suất: Không nên cắt đột ngột!
  • 1.000 ngân hàng Mỹ có thể sụp đổ trong hai năm tới
  • Thị trường ngoại hối: Làm sao để tháo “nút thắt”?
  • Thiếu đô la, doanh nghiệp "lách" bằng ngoại tệ khác
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!