Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thu hút vốn FDI: Triển vọng trung và dài hạn

Không tránh khỏi vòng xoáy của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, cũng như hầu hết các ngành kinh tế khác, thu hút vốn đầu tư nước ngoài năm 2009 chỉ đặt mục tiêu khoảng 20 tỷ USD vốn đăng ký, bằng 30% mức của năm 2008.

Dù dự báo khiêm tốn như vậy, song theo ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đến thời điểm này các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đánh giá khá cao về môi trường và triển vọng đầu tư trung-dài hạn tại Việt Nam. Bởi vậy, thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam sẽ vẫn có triển vọng trong những năm sau 2010.

Phát biểu tại hội thảo “Tác động của gia nhập WTO với đầu tư nước ngoài tại Việt nam”, diễn ra sáng 9/1 ở Hà Nội, ông Thắng nhấn mạnh rằng sự ổn định chính trị, lực lượng lao động, thị trường đầu tư, hạ tầng cơ sở ngày càng được hoàn thiện vẫn là những lợi thế của Việt Nam so với một số nước trong khu vực.

Cũng theo ông Thắng, từ nay đến năm 2010, số dự án đầu tư theo hướng lâu dài, bền vững sẽ gia tăng và các lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục là lọc hóa dầu, khai khoáng và bất động sản.

Dự báo vốn đăng ký giảm mạnh như vậy nhưng Cục Đầu tư lại đặt mục tiêu khá cao về lượng vốn giải ngân năm 2009 với khoảng 11-12 tỷ USD, bằng mức của năm 2008. Cơ sở của mục tiêu này là những cam kết mạnh mẽ từ nhà đầu tư, hiệu quả triển khai các dự án trong bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới và quyết tâm của Chính phủ duy trì, giữ vững tăng trưởng kinh tế.

Đánh giá cao tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài, ông Phan Hữu Thắng cho rằng có được những thành tựu nổi bật về thu hút vốn FDI trong 2 năm qua là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ, các cơ quan, địa phương trong việc tích cực cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, hạ tầng cơ sở và hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài.

Thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, hiện ở Việt Nam có hơn 9.800 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 150 tỷ USD của các nhà đầu tư đến từ 84 quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng 2 năm Việt Nam vào WTO (2007 và 2008), tổng vốn FDI đăng ký mới đạt 85 tỷ USD, gấp hơn 2 lần tổng vốn FDI đăng ký của 19 năm trước cộng lại.

Vốn FDI thực hiện trong năm 2008 cũng đạt con số kỷ lục là 11,5 tỷ USD, tăng 43% so với năm 2007 và gấp 2,8 lần năm 2006, dù khoảng cách so với số vốn đăng ký ngày càng xa.

Sự gia tăng các dự án mới cũng như vốn đăng ký và vốn giải ngân đã làm tăng quy mô của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2008, trên 4.000 doanh nghiệp FDI đã đóng góp 16,5% GDP, 28,9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội so với mức thực hiện của năm 2006 lần lượt là 15,9% và 16,2%. Khu vực kinh tế này còn góp phần tạo thêm việc làm cho gần 1,47 triệu người, tăng 338.000 người so với năm 2006.

Để duy trì tốc độ tăng trưởng trên, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên cho rằng thời gian tới cần tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và không ngừng cải thiện môi trường đầu tư./.

(Theo vietnamplus)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Giảm lãi suất để nâng đỡ xuất khẩu
  • Tài chính ngân hàng: Thận trọng khi phát triển công cụ tài chính phái sinh
  • Khủng hoảng tài chính toàn cầu: Thách thức và cơ hội đối với VN
  • Kinh tế-Đầu tư: Không quên dài hạn
  • Góc nhìn Đầu Tư: Từ bóng đá đến kinh tế
  • Năm 2008: Đài Loan đứng đầu đầu tư FDI tại Việt Nam
  • Hai mặt của chính sách
  • Mỹ: Khủng hoảng thanh khoản hay khủng hoảng niềm tin?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!