Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường tài chính: Mới bước qua cơn bĩ cực

Qua một năm được coi là sóng gió nhất trong hơn 20 năm đổi mới của nền tài chính quốc gia, có thể mỉm cười vì sự ứng phó kịp thời và linh hoạt của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, phía trước vẫn còn nhiều trăn trở và lo toan...

Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, chính sách tiền tệ là một trong những thành công nhất trong chính sách điều hành kinh tế - xã hội năm 2008.

Qua cơn sóng gió

Nhiều người trong ngành ngân hàng giờ nhìn lại không ngờ mình đã qua được những giai đoạn "bĩ cực" như vậy, nhất là những tháng đầu năm 2008. Bà Dương Thu Huơng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng vẫn không khỏi bàng hoàng về một thử thách mà bà cho là cam go nhất trong 20 năm đổi mới của ngành ngân hàng, và một người đã từng làm Phó Thống đốc NHNN như bà cũng khó lòng ngờ hết. Chưa bao giờ có một cuộc đua lãi suất tưởng chừng không phanh như con ngựa bất kham. Có ngân hàng trong một tuần thay đổi lãi suất 5 lần, trong khi số lượng ngân hàng lại đông, nên cuộc đua của 50 "ông" là 50 cuộc đua khác nhau không có mức độ, đua với chính mình và đua với các đối thủ. Thậm chí có trường hợp giành giật khách của nhau... (Thời kỳ lạm phát năm 86 - 87 không có cuộc đua lãi suất giữa các NHTM mà chỉ có việc tăng lãi suất theo lãi suất chỉ đạo của NHNN).

Theo các chuyên gia, Công điện 02 của NHNN, sự đồng thuận lãi suất của các thành viên hiệp hội ngân hàng, quyết định điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh có hiệu lực từ ngày ngày 19/5 với cách điều hành linh hoạt lãi suất cũng với 8 nhóm giải pháp đồng bộ của Chính phủ đã góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ.

Bài học "dưới chuẩn" 

Ông Đỗ Tất Ngọc - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãi suất trên thị truờng của NHTM vừa qua ảnh hưởng bởi hai yếu tố, tốc độ tăng giảm của lạm phát, khi lạm phát lên lãi suất cũng phải lên để kiềm chế làm phát, khi lạm phát không lên thì lãi suất dần trở về. Thứ hai là diễn biến kinh tế, 4 tháng cuối năm lãi suất giảm nhiều một phần do tốc độ tăng lạm phát đã giảm, thậm chí có tháng âm, nhưng chủ yếu là do nền kinh tế đã có biểu hiện của tăng trưởng thấp, thậm chí là không tăng trưởng.

Thay đổi cơ chế điều hành lãi suất cơ bản từ 19/5/2008, chấm dứt việc áp dụng trần lãi suất huy động và thay vào đó áp dụng một cơ chế điều hành lãi suất mới trên cơ sở lãi suất cơ bản. Từ đó đến cuối năm 2008, NHNN đã 5 lần điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản cho phù hợp với diễn biến thị trường

Việc mở rộng tín dụng một cách vô điều kiện như năm 2007 đã để lại bài học cho nhiều ngân hàng. Chưa bao giờ tốc độ tăng tín dụng lại phi nước đại đến 54% như trong năm này. Trước đây có năm tốc độ tín dụng chỉ là 38%. Với mức này, các tổ chức quốc tế đã cảnh báo rằng tốc độ như vậy sẽ đi kèm với rủi ro lớn. Và hậu quả của năm 2007 mang đến năm 2008 và chúng ta phải gánh. Điều đó cho thấy rằng, ở bất  kỳ hoàn cảnh nào, đầu tư tín dụng phải đúng chuẩn, bài học của thị trường tín dụng Mỹ vừa qua cũng đã nói lên điều đó. Ông Ngọc cũng cho rằng: đừng nói ngân hàng khắt khe, khi so sánh với những chỗ thả lỏng, buông lỏng quản lý, mà phải so với cơ chế chính sách, các điều kiện tín dụng. Bởi nếu hệ thống ngân hàng đổ được ví như đứt mạch máu của nền kinh tế. Vì vậy không nên khuyến khích ngân hàng nới lỏng điều kiện để cho vay.

Bên cạnh đó, dòng chảy vốn tín dụng chưa khơi thông được mạnh mẽ, nguyên nhân cũng liên quan đến DN. Có tình trạng là tâm lý DN chờ lãi suất xuống đáy. Vì vào 2 tháng cuối năm, việc điều chỉnh lãi suất diễn ra liên tục. DN nếu không cần tiền ngay để thanh toán hoặc trả nợ thì sẽ không “bằng mọi giá” để vay tiền. Chính vì vậy, theo các chuyên gia việc thay đổi lãi suất liên tục cũng chưa phải là điều hay. Vì việc thay đổi lãi suất liên tục còn khiến DN khó xoay xở trong kế hoạch kinh doanh. Đặc biệt, trong hoàn cảnh mà vấn đề tiêu thụ sản xuất bị ảnh hưởng bởi thị trường thế giới bị thu hẹp; ngay cả sức mua ở thị trường trong nước cũng èo uột thì cả người vay và người cho vay đều không hào hứng.

Kích cầu là điểm tựa để dòng vốn lưu thông

Năm 2009, hệ thống ngân hàng dự báo sẽ phải đối mặt với khó khăn ngược với tình hình 2008 khi DN khó khăn trong tiêu thụ, không mở rộng được sản xuất kinh doanh, do đó ngân hàng cho vay cũng rất khó khăn. Theo các chuyên gia, trước đây chúng ta cho vay xuất khẩu rất nhiều (xuất khẩu chiếm tới 60% GDP), nhưng hiện thị trường xuất khẩu eo hẹp, cho vay xuất khẩu bị co lại nên việc kích cầu cho xuất khẩu là rất khó.

Một lãnh đạo NHTM NN ví von: Cho vay không khác nào việc "thả gà ra đuổi" cho nên các ngân hàng giờ đây rất thận trọng. Nếu vay không đòi được thì mất tiền của người dân chứ không phải tiền của ngân hàng bởi đến 90% vốn NHTM hoạt động là tiền huy động. Chính vì vậy, nhiều DN không đủ điều kiện đã tìm đến thị trường tín dụng đen là rủi ro rất lớn cho cả DN và hệ thống tín dụng.

Năm 2009, theo các chuyên gia, nếu như có các chính sách vĩ mô được điều hành linh hoạt, cân đối giữa tăng trưởng và tiêu dùng thì các khó khăn sẽ chuyển thành cơ hội.

 

(Theo dddn)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Kích cầu – sao mãi vẫn “treo”?
  • FDI năm 2009 vẫn triển vọng cho các dự án đầu tư trung và dài hạn
  • Ngân hàng “chơi đẹp”
  • Thu hút vốn FDI: Triển vọng trung và dài hạn
  • Giảm lãi suất để nâng đỡ xuất khẩu
  • Tài chính ngân hàng: Thận trọng khi phát triển công cụ tài chính phái sinh
  • Khủng hoảng tài chính toàn cầu: Thách thức và cơ hội đối với VN
  • Kinh tế-Đầu tư: Không quên dài hạn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!