Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sản xuất công nghiệp “ngấm đòn” lãi suất

Mặc dù giá cả đã có dấu hiệu chững lại, nhưng lạm phát vẫn đứng ở mức cao. Lãi suất vay cao khiến nhiều doanh nghiệp (DN) không có lãi hoặc lãi thấp, phải thu hẹp sản xuất.

Tại cuộc họp giao ban trực tuyến do Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng chủ trì hôm qua (6.6), Bộ trưởng cho biết bộ đang kiên trì các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN, đẩy mạnh XK.

Loay hoay với lãi suất và chi phí đầu vào

Dệt may là một trong số những ngành hàng XK chủ lực nhưng đã nếm mùi tồn kho từ gần 3 tháng nay. Theo Phó TGĐ Tập đoàn Dệt May VN (Vinatex) Nguyễn Tiến Trường, trong 5 tháng đầu năm XK các mặt hàng dệt may tăng rất cao, nhưng giá bông cũng đã tăng 2,6 lần; xơ sợi tăng 62,2%, vải tăng 44,2%. Tính chung, sản xuất nguyên liệu vải dệt từ sợi bông giảm 4,2%.

Kim ngạch XK trong tháng 5 tăng 35,6% so với cùng kỳ, nhưng giá trị gia tăng giảm sút. Do vốn vay cao và chịu lãi suất cao, nên dự trữ nguyên liệu bông chỉ đủ cho sản xuất khoảng 1 tháng. Đại diện Sở Công thương TPHCM cho biết, xoay quanh 2 vấn đề lãi suất và chi phí đầu vào, đang khiến các DN của thành phố “đầu tàu” về công nghiệp cả nước phải sản xuất cầm chừng, hầu như không có tăng trưởng. Hiện thành phố đang chỉ đạo các DN chiếm lĩnh thị trường trong nước, đặc biệt là các mặt hàng sữa bột, thuốc chữa bệnh, đồ dùng học sinh; phát triển mạng lưới bán hàng bình ổn giá với 2.099 cửa hàng, xuống các huyện vùng sâu, vùng xa.

Liên quan đến việc dự trữ lúa gạo theo chỉ đạo của Chính phủ, đại diện TCty Lương thực miền Nam (VinaFood2) e ngại, các DN NK không dám mua vào do lãi suất vay quá cao, chỉ khi giá tốt thì mới mua, nên gây ra những bất ổn với thị trường lúa gạo. Để giảm lãi suất, các DN thu mua tạm trữ lúa gạo đều phải chuyển từ vay bằng tiền đồng sang vay USD.

Thậm chí, các DN cho biết đều không vay được vốn để đầu tư kho tàng, nhà máy xay xát gạo, do vay USD thì bị NH siết chặt tín dụng, còn vay bằng tiền đồng thì lãi suất không chịu nổi. Các DN phải áp dụng mọi biện pháp nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất, tiết kiệm điện, chi phí đầu vào, bước đầu đã đem lại hiệu quả.

Bộ Công Thương cũng cho biết, nhiều ngành sản xuất khác như thép, sản xuất điện đã tăng trưởng chậm lại do tốc độ tiêu thụ hạn chế.

Vẫn siết hàng xa xỉ

Trước tình hình nhập siêu 5 tháng 6,6 tỉ USD, chiếm 18,9% kim ngạch XK, cao hơn chỉ tiêu 16% mà Chính phủ đề ra, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, bộ sẽ kiên trì các giải pháp nhằm kiểm soát chặt các mặt hàng hạn chế NK. Liên quan tới thông tư 20/TT-BCT quy định thủ tục NK ôtô chở người loại 9 chỗ ngồi trở xuống và thông báo 197/TB-BCT do bộ ban hành về NK rượu, mỹ phẩm và điện thoại di động..., Bộ trưởng cho rằng, đây là các biện pháp cần thiết không chỉ trước mắt, mà còn là biện pháp lâu dài để hạn chế NK các mặt hàng xa xỉ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và hoàn toàn phù hợp với cam kết hội nhập WTO.

Tính đến thời điểm này (sau khi quy định NK các mặt hàng rượu, mỹ phẩm, điện thoại di động có hiệu lực từ 1.6), theo Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cơ quan hải quan vẫn chưa có phản hồi gì về vướng mắc khi thực hiện. Đối với thông tư 20 dù nhận được các phản ứng trái chiều của DN trước thời điểm thông tư có hiệu lực, nhưng Bộ Công Thương cung cấp số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, đến ngày 15.5, đã có 18.000 xe ôtô dưới 9 chỗ được NK với tổng số 200 DN tham gia, trong đó có 2 DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Số DN NK dưới 100 ôtô tháng chiếm khoảng 50% (khoảng 100 DN), số còn lại bình quân mỗi tháng nhập từ 10-15 chiếc/DN, nhiều DN kinh doanh đa ngành nghề cũng tham gia NK ôtô.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng: “Lượng ôtô NK dưới 9 chỗ chỉ khoảng 30.000 chiếc/năm, chỉ ảnh hưởng tới khoảng 30.000 người tiêu dùng, thậm chí không đến con số này. Trong khi mỗi năm, VN đã tiêu tốn khoảng 1 tỉ USD để NK ôtô, phục vụ số người tiêu dùng không lớn. Vì vậy, ông nhấn mạnh chủ trương của Chính phủ cũng như Bộ Công Thương nhằm hạn chế tiêu dùng những mặt hàng này; đặc biệt cần thiết hơn trong bối cảnh hạ tầng còn nhiều bất cập, tình trạng ùn tắc giao thông ngày một gia tăng. Việc NK ôtô không có sự kiểm soát của chính hãng sẽ dẫn đến việc DN nhập cả những loại xe cũ, không được kiểm soát chặt chẽ, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng.

(Báo Lao Động)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Vinashin và món nợ với các nhà thầu nhỏ
  • Câu chuyện quản lý: "Kẹt"
  • Siết chặt thị trường ngoại hối: sẽ thêm nhiều phản ứng
  • CG giữa kỳ: Tập trung ổn định kinh tế, giảm nghèo
  • Tìm vốn từ đâu cho thị trường bất động sản?
  • Nhiều doanh nghiệp đang ngồi chờ “chết”
  • Hạ lãi suất trần huy động ngoại tệ: Mạnh tay bình ổn thị trường
  • Thị trường ngoại hối: Dồn dập điều tiết
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!