Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Standard Chartered Bank: Dòng vốn đầu tư vào Việt Nam đang được cải thiện

Trong bản phân tích mới nhất về kinh tế Việt Nam năm 2010, chuyên gia Tai Hui của Standard Chartered Bank nhận định, áp lực lạm phát sẽ là thách thức lớn cho Việt Nam trong năm 2010 hơn là thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, thông tin lạc quan là nguồn vốn FDI và dòng kiều hối đang được cải thiện.

Quý I/2010, GPD của Việt Nam ước tính tăng 5,83%. Standard Chartered Bank cho rằng, phần lớn tăng trưởng là từ yếu tố nội địa, khi trong quý I, hoạt động xuất khẩu mới đang ở giai đoạn ký kết hợp đồng và doanh số bán lẻ tháng 1 và 2 đã tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các chuyên gia phân tích của ngân hàng này tin tưởng mục tiêu tăng trưởng  6,5% trong năm nay của Việt Nam là hoàn toàn có thể đạt được, bởi xuất khẩu có khả năng phục hồi dần trong năm nay và trở thành đầu tàu phát triển.

Bảng 1: Dự báo hàng quý của Standard Chartered về Việt Nam
 Q1/10Q2/10Q3/10Q4/10200920102011
Tăng trưởng GDP (so với cùng kỳ)5,96,36,97,55,36,77,2
Lạm phát (% so với cùng kỳ)9,511,313,113,97,011,58,5
Lãi suất cơ bản (cuối kỳ)89101281212
Tỷ giá USD-VND (cuối kỳ)19.10019.80020.20020.60018.50020.60021.000

Vấn đề được Standard Chartered Bank nhấn mạnh mà Việt Nam cần quan tâm là lạm phát. Theo Standard Chartered Bank, trong tháng 3, dù CPI giảm xuống dưới 1%, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2009, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái, CPI đã đạt mức 9,5%. Theo ngân hàng này, yếu tố góp phần làm lạm phát tăng cao là giá thực phẩm tăng khá cao, 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi, tỷ trọng của giá thực phẩm trong bảng chỉ số cơ bản là khá lơn (39,9%). Như vậy, giá thực phẩm đã góp 44% vào sự tăng giá trong tháng 3.

Ngoài ra, những mặt hàng có sự tăng giá mạnh nhất bao gồm vật liệu xây dựng (tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái), vận tải và dịch vụ truyền thông (tăng 20,6% so với cùng kỳ năm ngoái).

Standard Chartered Bank dự báo, lạm phát có nguy cơ tăng cao trong tương lai. Mức lương tối thiểu cho cán bộ, nhân viên thuộc khối nhà nước sẽ được tăng 12,3% từ ngày 1/5/2010.

Standard Chartered Bank cho biết, hai lần giảm giá của tiền đồng trong 6 tháng qua đã gây áp lực lên giá hàng nhập khẩu và đồng VND sẽ còn giảm giá nhiều hơn trong những tháng tiếp theo. Thêm vào đó, giá thực phẩm trong chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam vận động theo đúng chu kỳ  chỉ số giá thực phẩm của thế giới, với tốc độ chậm hơn và thường chỉ số giá thực phẩm thế giới đi trước chu kỳ của Việt Nam khoảng 6 tháng. Xét theo tương quan này, việc chỉ số giá thực phẩm thế giới tăng trong thời gian gần đây cho thấy lạm phát tại Việt Nam có thể tăng cao trong thời điểm giữa năm nay do giá thực phẩm tăng.

“Do lạm phát sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải chịu áp lực lớn hơn về tăng lãi suất cơ bản”, Standard Chartered Bank cho biết.

Tuy nhiên, bản phân tích của Standard Chartered Bank cho biết, trong khi lạm phát đang trên đà tăng cao, tình hình thanh toán quốc tế của Việt Nam lại có những tín hiệu tốt.

Trong 3 tháng đầu năm 2010, thâm hụt thương mại đã giảm xuống mức 3,63 tỷ USD so với 5,6 tỷ USD trong quý IV/2009 và 4,7 tỷ USD trong quý III/2009. Việt Nam đạt được kết quả này dù giá trị các hợp đồng xuất khẩu tăng 2% và nhập khẩu tăng 37,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hoạt động nhập khẩu vẫn chịu ảnh hưởng từ giá cả tăng cao và nhu cầu lớn trong nước. Trong khi đó, hoạt động xuất khẩu đang dần hồi phục do nền kinh tế toàn cầu đã ổn định hơn.

Dòng vốn đầu tư cũng đang được cải thiện rõ rệt. Cụ thể, trong quý I, nguồn vốn FDI  được giải ngân đã tăng 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 2,5 tỷ USD và dòng kiều hối chuyển về TP. HHCM cũng tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.

"Có thể nhận định rằng, thời điểm xấu nhất của việc thu hút dòng vốn đầu tư vào Việt Nam đã qua", Standard Chartered Bank nhận định.

Theo ngân hàng này, mức ổn định về thâm hụt thương mại và sự cải thiện luồng vốn đã hỗ trợ cho đồng VND. Một dấu hiệu tích cực khác là khoảng cách giữa tỷ giá giao dịch chính thức và tỷ giá “thị trường tự do” đã thu hẹp kể từ lần giảm giá đồng VND hồi tháng 2.

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Sớm tìm giải pháp hạ lãi suất
  • Biến động tỷ giá: “Người cười nụ, người khóc thầm”
  • Không còn mức “đỉnh” lãi suất huy động VND 11,99%/năm
  • Thị trường tài chính Việt Nam chủ yếu vẫn đi... một chân
  • Nợ công tăng đe dọa hệ thống tài chính toàn cầu
  • Standard Chartered: Cần cảnh giác với luồng vốn “chảy ngược”
  • Kiểm soát lãi suất khi bỏ trần
  • Tiếp tục xu hướng tự do hóa đầu tư nước ngoài
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!