Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khơi dòng vốn đầu tư từ Nhật Bản: Cần cụ thể hóa các thế mạnh

Nhật Bản, nhà tài trợ song phương lớn nhất trong việc phát triển hạ tầng tại Việt Nam (VN), đồng thời là một trong những nhà đầu tư hàng đầu vào VN. Nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, những kết quả này chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của hai quốc gia.

Sản xuất dụng cụ y tế tại Công ty TNHH Nikkiso Việt Nam (100% vốn Nhật Bản) tại KCX Tân Thuận. Ảnh: ĐỨC TRÍ

Đối tác quan trọng

Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hết quý 1-2010, Nhật Bản có 1.194 dự án FDI còn hiệu lực tại VN, với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 18 tỷ USD, đứng thứ 4 trong tổng số 89 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại VN.

Đáng chú ý, trong số này có tới 60,4% số dự án và 86,8% số vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Đó là chưa kể việc giải ngân vốn FDI cũng ở mức khá cao so với cam kết đầu tư của các quốc gia khác. Hàng loạt tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản như Canon, Sony, Sumitomo, Suzuki, Toyota, Honda, Mitsubishi,... đã có mặt rất sớm tại VN.

Việc đầu tư để sản xuất ra các sản phẩm có uy tín, có sức cạnh tranh và hàm lượng kỹ thuật cao nhằm thay thế hàng nhập khẩu được xem là một trong những điểm nổi trội nhất của các dự án FDI của Nhật Bản.

Theo nhận định của các chuyên gia, khi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu hồi phục, vốn đầu tư từ Nhật Bản có thể  quay trở lại VN. Và nếu dự án sản xuất phôi thép trị giá 1 tỷ USD tại Khu công nghiệp Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An của Kobe Steel Ltd. được thông qua, thì nhiều nhà đầu tư lớn khác của Nhật Bản sẽ vào VN trong thời gian tới.

Theo phân tích của các nhà đầu tư Nhật Bản, VN hấp dẫn không chỉ bởi chính trị ổn định, mà đang tích cực mở cửa thị trường theo cam kết WTO, đặc biệt là thị trường dịch vụ. Quy mô dân số ngày càng lớn, thu nhập bình quân đầu người cũng như thị trường tiêu dùng đang có xu hướng tăng. Nếu trước đây doanh nghiệp (DN) của Nhật Bản chỉ đầu tư mạnh vào sản xuất, trong thời gian tới họ sẽ mở rộng ra nhiều lĩnh vực dịch vụ, viễn thông, tài chính - ngân hàng, phân phối….

Thông tin từ Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản tại VN – JETRO xác nhận, hiện có khá nhiều công ty của Nhật Bản đến văn phòng JETRO để tìm hiểu và tư vấn về việc đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ tại VN.

Sự có mặt của các lĩnh vực dịch vụ, cùng với kinh nghiệm của các DN Nhật Bản sẽ tác động trực tiếp đến các DN kinh doanh của VN, đồng thời sẽ mang lại nhiều cơ hội cho người tiêu dùng.

Cụ thể thế mạnh bằng hành động

Chúng ta đã từng chứng kiến một làn sóng dịch chuyển đầu tư từ Nhật Bản đổ vào VN trong những năm 2004-2006 với nhiều dự án lớn. Thế nhưng, theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài, FDI của Nhật Bản tại VN vẫn chưa xứng với tiềm năng và mong muốn của cả hai bên, chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN.

Trên thực tế, khá nhiều DN Nhật đang có sự so sánh, liệu VN có thể là ưu tiên lớn nhất để lập các dự án đầu tư hay không.

Để cụ thể hóa sức cạnh tranh, theo các DN Nhật Bản, VN cần giải quyết rốt ráo 4 vấn đề tuy cũ nhưng vẫn rất mới, đang cản trở hoạt động của họ. Thứ nhất, VN đang rất thiếu lao động lành nghề, thiếu người quản lý trung gian giỏi một cách trầm trọng. Theo các chuyên gia Nhật Bản, xu hướng dịch chuyển lao động từ nông thôn sang lao động công nghiệp là tất yếu.

Vì vậy, cần có những biện pháp thích hợp như xây dựng nhà ở, có chế độ đãi ngộ cho họ. Đối với đội ngũ quản lý trung gian cũng cần phải đào tạo ở trình độ cao, có ngoại ngữ, nghiệp vụ giỏi bổ sung vào nguồn nhân lực cho các DN.

Thứ hai, thiếu sự đồng bộ của cơ sở hạ tầng. Tình trạng thiếu điện tại các khu công nghiệp đã cải thiện nhưng vẫn chưa khắc phục hoàn toàn. VN thiếu những cảng biển lớn để vận chuyển hàng hóa tới các thị trường tiêu thụ lớn, giá thành vận chuyển hàng hóa bằng container còn khá cao. Chi phí sinh hoạt tại VN hiện đã tăng rất cao so với cách đây 3 năm.

Thứ ba, ngành sản xuất thô (nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất) chưa phát triển nên tỷ lệ cung cấp tại chỗ của VN mới chỉ đạt xấp xỉ 30%. Kêu gọi các xí nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào lĩnh vực này làm trụ cột của công nghiệp sản xuất phụ trợ là giải pháp tối ưu. Vấn đề cuối cùng, sự thay đổi chính sách một cách đường đột và vận dụng các chính sách không rõ ràng, khiến nhiều DN không an tâm để kinh doanh.

Năm 2009, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực, đã tạo bước ngoặt mới cho DN 2 nước. Mới đây nhất, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Võ Hồng Phúc đã sang thăm và làm việc tại Nhật Bản, thông qua việc tổ chức hàng loạt các cuộc gặp gỡ, đối thoại với các DN Nhật Bản nhằm khơi dòng nguồn vốn đầu tư mới từ Nhật Bản.

Đồng thời khẳng định Nhật Bản vẫn là đối tác quan trọng của VN. Rõ ràng, VN đang đứng trước nhiều cơ hội, song để tận dụng, không còn cách nào khác phải cụ thể bằng hành động.


(Theo Thúy Hải/SGGP)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Standard Chartered Bank: Dòng vốn đầu tư vào Việt Nam đang được cải thiện
  • Sớm tìm giải pháp hạ lãi suất
  • Biến động tỷ giá: “Người cười nụ, người khóc thầm”
  • Không còn mức “đỉnh” lãi suất huy động VND 11,99%/năm
  • Thị trường tài chính Việt Nam chủ yếu vẫn đi... một chân
  • Nợ công tăng đe dọa hệ thống tài chính toàn cầu
  • Standard Chartered: Cần cảnh giác với luồng vốn “chảy ngược”
  • Kiểm soát lãi suất khi bỏ trần
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!