Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đồng Euro mất giá và những hệ lụy

Từ đầu năm đến nay, đồng Euro đã mất giá khoảng 8,5% so với đồng USD, kéo theo hậu quả: lạm phát có thể tăng, cổ phiếu trượt giá, các nhà xuất khẩu hàng hóa lo lắng…

Trong phiên giao dịch ngày 17/5, tại các thị trường châu Á, tỷ giá đồng Euro so với đồng USD đã giảm xuống còn 1,2306 USD/EUR, mức thấp nhất 4 năm qua. Như vậy, từ đầu năm đến nay, đồng Euro đã mất giá khoảng 8,5% so với đồng USD.

Trước tình hình đó, nhiều nhà đầu tư đã rút tiền khỏi thị trường chứng khoán để mua tài sản an toàn hơn như vàng hay USD, trong khi đó các ngân hàng cũng “âm thầm” tích trữ tiền mặt thay vì đem cho vay.

Đồng Euro sụt giá cũng đã kéo theo tình trạng cổ phiếu trượt giá từ 2% -  4% tại châu Á.

Giá cổ phiếu tại thị trường chứng khoán châu Á giảm đồng loạt. Ngày 17/5, chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm 2%, Kospi của Hàn Quốc giảm 2,7%, VN-Index của Việt Nam giảm 1,81%, chỉ số Thượng Hải của Trung Quốc giảm 2,3%, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương ngoài Nhật Bản giảm 3,1%- mức giảm sâu nhất trong 3 tháng qua.

Đồng Euro mất giá khiến các công ty của châu Á xuất khẩu hàng sang châu Âu bị thiệt hại nặng do đây là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của họ. Các nhà xuất khẩu lớn trên khắp châu Á đều chung một nỗi lo lắng là việc đồng Euro biến động sẽ khiến kinh tế châu Âu phục hồi chậm, làm ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu của châu Âu.

Nhiều công ty Trung Quốc đã bị "lỗ nặng" do đồng Euro mất giá 14,5% so với đồng nhân dân tệ trong năm nay (EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc với doanh số 236 tỷ USD năm 2009). Cùng chung “số phận”, một số công ty Nhật Bản, Đài Loan và ngành dịch vụ gia công phần mềm của Ấn Độ sẽ bị giảm doanh thu.

Nguyên nhân chính khiến đồng Euro mất giá là do lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ- khởi nguồn từ Hy Lạp- ngày càng lan rộng ra các nước châu Âu.

Hiện các nhà đầu tư đang cố gắng chuyển hướng không đầu tư vào đồng Euro nhằm tìm kiếm lợi nhuận và sự an toàn từ những tài sản sinh lợi khác.

Tuy nhiên, đồng Euro giảm giá dường như lại có lợi đối với xuất khẩu châu Âu. Hàng xuất khẩu châu Âu sẽ có khả năng cạnh tranh tốt hơn trên thị trường thế giới so với các sản phẩm của Mỹ và các nước mới nổi thường hay quy đổi đồng tiền của mình theo USD, khiến doanh số bán hàng tăng và có tác động tích cực đến các hoạt động kinh tế của EU.

(Theo Nguyễn Chiến // Tin Chính phủ)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Sức ép tăng vốn điều lệ ngân hàng ngày càng lớn
  • Hạ lãi suất và bài toán giảm sốc
  • Chọn lọc, thẩm định thông tin
  • Không thể 'ép' hạ lãi suất bằng mệnh lệnh
  • Chính sách tiền tệ góp phần ổn định kinh tế vĩ mô những tháng đầu năm 2010
  • Kinh doanh bảo hiểm: Thanh tra đụng đâu sai đấy
  • Lách tìm vốn dài hạn
  • Tăng vốn đúng lộ trình: Ngân hàng nhỏ hụt hơi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!