Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sức ép tăng vốn điều lệ ngân hàng ngày càng lớn

Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: Chí Cường
Hiện cả nước có khoảng 20 ngân hàng có vốn điều lệ dưới 3.000 tỷ đồng đang phải tăng tốc thực hiện kế hoạch tăng vốn nhằm đáp ứng quy định của Chính phủ.
 
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản yêu cầu các ngân hàng có mức vốn điều lệ dưới 3.000 tỷ đồng, trước ngày 30/6/2010, phải trình NHNN hồ sơ đề nghị chấp thuận tăng vốn, đảm bảo mức vốn pháp định.

Sau thời điểm này, nếu ngân hàng nào không trình hồ sơ đề nghị, NHNN tạm thời không xem xét đề nghị mở rộng mạng lưới (công ty trực thuộc, sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, máy ATM, điểm giao dịch) hoặc bổ sung nội dung hoạt động. Còn trong trường hợp ngân hàng nào không được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ, thì chậm nhất ngày 30/9/2010, ngân hàng đó phải có phương án chấm dứt tư cách pháp nhân của mình theo luật định bao gồm: sáp nhập, hợp nhất, mua lại, tự giải thể...) trình NHNN.

Theo các chuyên gia tài chính - chứng khoán, trước mắt, do giá cổ phiếu khó có khả năng sớm được cải thiện, nên những ngân hàng nhỏ chưa có cổ đông lớn hậu thuẫn để tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng, sẽ gặp rất nhiều khó khăn và sức ép.

Sau khi mùa đại hội cổ đông thường niên năm 2010 kết thúc, để thực hiện kế hoạch phát hành cổ phiếu được đại hội cổ đông thông qua, nhiều ngân hàng đã bắt tay vào việc hoàn tất các thủ tục xin tăng vốn điều lệ trình lên NHNN. Chẳng hạn như MeKong Bank, DaiA Bank... đã nộp hồ sơ lên NHNN chi nhánh tỉnh, nơi đang đặt trụ sở. Thế nhưng, với mức vốn pháp định phải tăng lên là khá lớn, các ngân hàng phải chạy đua với thời gian. Đơn cử như GiaDinh Bank trong năm nay phải tăng vốn điều lệ  gấp 3 lần (từ 1.000 tỷ đồng hiện tại lên 3.000 tỷ đồng vào cuối năm) và dự kiến sẽ tăng trong 2 đợt. Trong đó, GiaDinh Bank dự kiến hoàn thành đợt một vào tháng 8/2010 và đợt hai là cuối tháng 11/2010. Mặc dù GiaDinh Bank hiện có cổ đông lớn là Vietcombank, nhưng để hoàn thành kế hoạch tăng vốn trong năm 2010, áp lực là không nhỏ. 

Là một trong số 8 ngân hàng có vốn điều lệ chỉ ở mức 1.000 tỷ đồng, Ficombank cũng đang lên kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng trước khi năm tài chính 2010 kết thúc. Ngoài ra, DaiA Bank, Navibank, Western Bank, VietBank... cũng từng bước xây dựng kế hoạch tăng vốn theo lộ trình. 

Trao đổi với phóng viên baodautu.vn, ông Hồ Hữu Hạnh, Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM cho biết, với các ngân hàng trên địa bàn hiện có mức vốn pháp định dưới 3.000 tỷ đồng đã nộp hồ sơ xin tăng vốn điều lệ theo lộ trình quy định, NHNN chi nhánh TP.HCM đang xem xét trước khi trình lên NHNN. “Trong số các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM có vốn dưới mức 3.000 tỷ đồng, một số ngân hàng có vốn điều lệ ở mức 1.000 tỷ đồng vẫn chưa nộp hồ sơ xin tăng vốn, như GiaDinh Bank và Ficombank”, ông Hạnh cho biết.

Để có thêm điều kiện gọi vốn từ các nhà đầu tư, với hy vọng sớm hoàn thành được kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng, trong năm nay, không ít ngân hàng nhỏ sẽ thực hiện kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán. Navibank, Western Bank... đã nộp hồ sơ lên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) với dự kiến niêm yết ngay trong quý II này. Hiện cả hai ngân hàng trên đều có vốn điều lệ ở mức 1.000 tỷ đồng và đang tranh thủ thời gian để có thể sớm hoàn thành được việc tăng vốn theo đúng lộ trình quy định.

Ông Nguyễn Quốc Sỹ, Phó tổng giám đốc Western Bank cho biết, Ngân hàng sẽ thực hiện kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng sau khi hoàn thành việc niêm yết 1.000 tỷ đồng vốn điều lệ trên sàn chứng khoán HOSE với tiếp sau đó là nâng lên 3.000 tỷ đồng. Tương tự, vấn đề này cũng được triển khai ở Navibank.. Nguồn vốn phát hành thêm của hai ngân hàng  này chủ yếu dành cho cổ đông hiện hữu, đồng thời một phần sẽ được phát hành cho cổ đông chiến lược trong và ngoài nước. Thế nhưng, trước diễn biến của thị trường hiện nay, giá cổ phiếu ngân hàng vẫn đang trong xu thế giảm và dự báo, tình hình sẽ khó được cải thiện, khiến việc phát hành cổ phiếu tăng thêm của các ngân hàng này sẽ gặp không ít khó khăn.

(Theo Vân Linh // Báo đầu tư)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Hạ lãi suất và bài toán giảm sốc
  • Chọn lọc, thẩm định thông tin
  • Không thể 'ép' hạ lãi suất bằng mệnh lệnh
  • Chính sách tiền tệ góp phần ổn định kinh tế vĩ mô những tháng đầu năm 2010
  • Kinh doanh bảo hiểm: Thanh tra đụng đâu sai đấy
  • Lách tìm vốn dài hạn
  • Tăng vốn đúng lộ trình: Ngân hàng nhỏ hụt hơi
  • Giới đầu tư Nhật Bản: Việt Nam có lợi thế kinh doanh cao
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!