Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng vốn đúng lộ trình: Ngân hàng nhỏ hụt hơi

Nếu đến ngày 30.6.2010 không trình ngân hàng Nhà nước hồ sơ đề nghị chấp thuận tăng vốn, ngân hàng phải có phương án chấm dứt tư cách pháp nhân bằng các hình thức sáp nhập, hợp nhất, mua lại, tự giải thể, theo thông tư ban hành ngày 10.5 của ngân hàng Nhà nước.


Các ngân hàng phải có phương án tăng vốn đúng theo lộ trình. (Ảnh minh họa)

Nội dung của thông tư trên dựa trên nghị định 141/2006/NĐ-CP về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, các tổ chức tín dụng phải đạt mức vốn điều lệ tương đương mức vốn pháp định. Theo đó, mức vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại tối thiểu phải đạt 1.000 tỉ đồng vào 31.12.2008, và đạt 3.000 tỉ đồng vào 31.12.2010.

Ngân hàng Kiên Long, trụ sở chính nằm tại Kiên Giang, đang hoạt động với có qui mô vốn 1.000 tỉ đồng, và mạng lưới khoảng 63 chi nhánh và phòng giao dịch trên 16 tỉnh thành. Ông Trần Hưng Thịnh, chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng Kiên Long, cho biết ngân hàng đã nộp hồ sơ xin tăng vốn lên 2.000 tỉ đồng, và đang gấp rút trình hồ sơ tăng lên 3.000 tỉ đồng lên ngân hàng nhà nước. Ông nói: “Chúng tôi đang tranh thủ từng giờ từng phút”.

Có khoảng 30 ngân hàng, vốn điều lệ hoặc dưới 2.000 tỉ đồng, hoặc dưới 3.000 tỉ đồng cũng đang tranh thủ thời gian như Kiên Long. Có ngân hàng đang chờ chấp thuận tăng vốn, có ngân hàng còn chưa “đánh vật” xong với cuộc tăng vốn 2.000 tỉ đồng đã phải lo đến cuộc tăng vốn lên 3.000 tỉ đồng. Tất cả phải chạy trước hạn định 30.6 tới nếu không phải đối mặt với khả năng sáp nhập, hoặc giải thể.

Các tổ chức tín dụng không trình Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ, hoặc không được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn, thì chậm nhất đến ngày 30.9.2010 phải có phương án chấm dứt tư cách pháp nhân theo luật định, bao gồm sáp nhập, hơp nhất, mua lại, tự giải thể… Trên cơ sở đó, chậm nhất đến ngày 30.10.2010 Ngân hàng Nhà nước chi nhánh báo cáo thống đốc ngân hàng Nhà nước, nêu rõ thực trạng hoạt động, đánh giá tính khả thi của phương án chấm dứt tư cách pháp nhân và đề xuất quan điểm xử lý.

Theo Nghị định 141, Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước quyết định xử lý, kể cả việc thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động đối với tổ chức tín dụng có số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp thấp hơn mức vốn pháp định tương ứng. Trên trang Vneconomy ngày 20.4, tiến sĩ Vũ Đình Ánh, phó viện trưởng viện Nghiên cứu thị trường giá cả (bộ Tài chính), cho biết, tính đến tháng 3.2010, có 21/39 ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ dưới 2.000 tỉ đồng; 30/39 dưới 3.000 tỉ đồng và chỉ 9/39 có vốn trên 3.000 tỉ đồng.

Dù triển khai từ năm 2006, đa số ngân hàng vẫn chưa thể tuân thủ đúng lộ trình tăng vốn nhằm tăng năng lực hoạt động. Phó tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần cho rằng, ngân hàng ông, qui mô hoạt động chỉ trong vài tỉnh thành, tập trung phục vụ lượng khách hàng bằng 1/10 một ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng cũng không có hoạt động ngân hàng mang tính rủi ro cao như hoạt động kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài … đang “hụt hơi” vì phải tăng vốn cho “bằng chị bằng em” với những ngân hàng qui mô vốn điều lệ lớn.

Ông nói, ngân hàng sẽ tăng vốn nếu xét thấy cần thiết khi phải mở rộng vốn điều lệ, nâng cao công nghệ thông tin. "Chúng tôi có thể ốm, nhưng không yếu (quản trị)”, ông nói. Theo ông, vốn tăng nhanh sẽ thêm áp lực cho ngân hàng trong sử dụng vốn và khả năng sinh lời (từ đồng vốn tăng thêm).

Có nhiều lý do khiến việc tăng vốn của các ngân hàng ì ạch từ nhiều năm qua. Cổ phiếu của ngân hàng có thời điểm sụt giảm 50 – 70% thị giá, cổ tức nhiều ngân hàng thấp khiến nhà đầu tư không muốn bỏ thêm tiền vào. Các tổng công ty, tập đoàn nhà nước không được đầu tư ngoài ngành quá 30% tổng nguồn vốn là một hạn chế khiến họ khó thể bỏ thêm vốn, chưa kể họ đang thoái vốn nếu tỷ lệ này vượt trội. Thời gian qua, khủng hoảng càng làm ngân hàng khó hút thêm nguồn góp vốn…

Theo một vị quan chức Ngân hàng Nhà nước TP HCM, không khó để trình hồ sơ tăng vốn, nhưng nếu số vốn tăng thực tế không thể hoàn thành đúng hạn định, thì họ sẽ phải đối mặt phải khả năng bị rút giấy phép hay sáp nhập vào tháng 9 này.

(Theo Hồng Sương // SGTT Online)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Giới đầu tư Nhật Bản: Việt Nam có lợi thế kinh doanh cao
  • Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Tinh lọc và định hướng đầu tư
  • Bội chi ngân sách 2009 là bao nhiêu?
  • Để không có những rủi ro đáng tiếc
  • Hệ lụy lớn khi đất đai biến thành… sổ tiết kiệm
  • “Nên giảm mức độ thắt chặt tiền tệ để hạ thêm lãi suất”
  • Khách hàng mặc cả, nhà băng gặp khó
  • Việt Nam đang dư thừa ngoại tệ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!