Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đồng tiền chung châu Âu trước khủng hoảng nợ Hy Lạp: Họa vô đơn chí

Nỗi vui mừng vì những chỉ số kinh tế thế giới khởi sắc cuối năm 2009 không kéo dài được bao lâu. Trong những ngày đầu năm này, "giông bão" đã tiếp tục ập đến những quốc gia trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) với cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp.

Các cuộc biểu tình phản đối biện pháp kinh tế khắc khổ của Chính phủ Hy Lạp đã biến thành bạo động tại thủ đô Aten.

Tuy chỉ chiếm khoảng 3% GDP của 16 nước thành viên Eurozone nhưng cuộc khủng hoảng ngân sách của quốc gia bên bờ Địa Trung Hải này có ảnh hưởng không nhỏ tới tính ổn định và thậm chí số phận của đơn vị tiền tệ châu Âu. Thêm một lần nữa những nghi ngại về quá trình nhất thể hóa một Liên minh châu Âu (EU) với 27 thành viên lại được nhắc đến.

Nhìn lại, khi gia nhập EU năm 1981, Hy Lạp là quốc gia thứ 10 và cũng là quốc gia nghèo nhất trong Liên minh. Để hội đủ điều kiện bước vào Eurozone, Aten đã "nhào nặn" chính sách tài khóa với hy vọng được các thành viên chia sẻ gánh nặng cán cân ngân sách. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Tự chủ về tài khóa đồng nghĩa với việc Hy Lạp phải tự giải quyết những khó khăn của mình.

Suốt 48 giờ qua, nhiều cuộc biểu tình và tổng bãi công phản đối những biện pháp kinh tế khắc khổ của Chính phủ đã diễn ra ở hầu khắp các thành phố lớn tại Hy Lạp. Những cuộc xuống đường của các nhân viên đủ các ngành nghề, từ hàng không đến nhà hàng, khách sạn và cả báo chí... khiến Hy Lạp gần như bị cô lập với thế giới, đồng thời đẩy đất nước vốn đang khốn đốn do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lún thêm vào căng thẳng.

Hiện tại, Hy Lạp hầu như không còn khả năng trả khoản nợ khổng lồ (lên tới 113% GDP) vì ngân khố quốc gia cạn kiệt. Giới đầu tư đang khăn gói ra đi, sản xuất gần như ngưng trệ. Nếu sự việc dừng lại ở đây thì cùng lắm Hy Lạp sẽ giống như Thái Lan năm 1997 hay Áchentina năm 2001, nghĩa là phải tiếp tục thắt lưng buộc bụng, phá giá đồng bạc và thực hiện lời khuyên của các định chế tài chính quốc tế để tái tạo nguồn tài chính. Nhưng thực tế không đơn giản như vậy vì Hy Lạp nằm trong EU và đang sử dụng đồng ơrô của khối. Nếu không có một sự nâng đỡ đủ mạnh, "Xứ sở thần thoại" sẽ không thể tự đứng dậy. Và cú sụp đổ mang tên Hy Lạp sẽ gây hiệu ứng đôminô tai hại, kéo theo sự đổ vỡ của các quốc gia lân bang như Ailen, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Bỉ và Italia vì tất cả đều đang khốn đốn bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, với số nợ công khổng lồ (vượt qua mức 60% tổng sản phẩm nội địa (GDP).

Từ cuối năm 2009, giới tài chính quốc tế đã báo động về "sức khỏe" tài chính của những quốc gia này và dự báo về một cuộc vỡ nợ khổng lồ khó tránh khỏi nếu EU không cố gắng điều chỉnh khả năng trả nợ và giảm thâm thủng ngân sách. Hệ lụy sau đó là Eurozone có thể bị tan vỡ và đồng ơrô không còn lý do để tồn tại. Các nhà lãnh đạo EU có nhiều lý do để lo ngại điều này. Vì ngay từ đầu tháng 2, đồng đô la Mỹ đã bắt đầu lấy lại sức mạnh sau nhiều tháng "thất thế". Ngược lại, đồng ơrô của châu Âu lại "đi xuống" tới mức thấp nhất đầu tiên trong 8 tháng qua. Hiện tại, 1 ơrô chỉ đổi được 1,3464 USD. Vì thế, dù Ủy ban Châu Âu (EC) kiện Aten ra tòa như đã thông báo do "quê hương của các vị thần" đã miễn thuế cho người dân sai quy định thì các nhà lãnh đạo EU không thể không cân nhắc kế hoạch cứu "bệnh nhân Hy Lạp". Chỉ cần đứt một mắt xích nhỏ cũng đủ làm nghẽn "mạch máu chung" của Eurozone.

Cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp đã làm lộ khiếm khuyết về mặt cơ cấu của Eurozone. Trong khi Ngân hàng châu Âu (ECB) đứng ra quản lý chính sách tiền tệ (công cụ kiểm soát lãi suất và tỷ giá hối đoái), các chính phủ thành viên lại quản lý chính sách tài khóa (công cụ kiểm soát thuế và chi tiêu chính phủ). Tận dụng kẽ hở này, nhiều nước châu Âu đã và đang bằng mọi cách đạt được những chỉ tiêu mà khu vực sử dụng đồng ơrô đề ra. Do không đủ khả năng trả nợ, nhiều nền kinh tế ở lục địa già đã lợi dụng hệ thống thanh toán tài chính phức tạp, đôi khi là bí mật, để che giấu những khoản nợ và thâm hụt khổng lồ và Hy Lạp chỉ là một khi không giấu nổi cơn "bạo bệnh". Bằng cách này, EU đang tự đẩy Liên minh đứng trước một cuộc khủng hoảng tiền tệ nghiêm trọng nếu không cứu chữa được "đám cháy Hy Lạp".

(Theo Quỳnh Chi // Hanoimoi Online)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Cung - cầu vốn sẽ cân bằng trở lại
  • CPI tăng cao nhưng không phải đột biến
  • Xuôi - Ngược dòng FDI
  • Xác định xu hướng lãi suất: Chưa dễ!
  • Nợ nước ngoài hủy hoại sức mạnh của Mỹ
  • Tiến sĩ Vũ Đình Ánh: Dự cảm giá cả lạm phát năm 2010
  • Nhấp nhổm chờ mua bán ngoại tệ
  • Điều chỉnh quy hoạch các khu đô thị mới: Ai lợi, ai thiệt ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!