Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dòng tiền đầu tư vào các thị trường mới nổi sắp kết thúc?

Từ đầu năm 2011, các nhà đầu tư đã rút 21 tỷ USD ra khỏi các thị trường mới nổi, cao nhất kể từ quý 3/2008.

Các nhà đầu tư đã rút khỏi các thị trường mới nổi để đầu tư vào các thị trường phát triển trong những tuần gần đây, một phần bởi lo ngại vấn đề lạm phát và sự giảm bớt mong muốn đầu tư vào các tài sản rủi ro.

Tính từ đầu năm, đã có 21 tỷ USD chảy ra khỏi các thị trường chứng khoán đang phát triển, số vốn thoái lui lớn nhất kể từ quý 3 năm 2008. Đây là số liệu lấy từ EPFR, tổ chức theo dõi việc phân phối các dòng tiền và tài sản cho các tổ chức tài chính trên toàn cầu.

Một số chiến lược gia đang cảnh báo rằng, hành động bán tháo này có thể đã đi quá xa.

Jim McCaughan, giám đốc điều hành của Principal Global Investors nói: “Đánh giá thấp các thị trường đang phát triển là một điều rất nguy hiểm về dài hạn”. Ông Jim McCaughan đã đầu tư 6% trong tổng số tài sản trị giá 232 tỷ USD mà ông quản lý vào các thị trường mới nổi.

Ông Emil Wolter, người phụ trách bộ phận chiến lược chứng khoán châu Á của ngân hàng RBS cho biết, hành động bán tháo này bị thúc đẩy bởi dòng vốn chảy ra từ các quỹ ETFs, và đây là hiện tượng đầu cơ tự nhiên, không có gì khác thường.

Ông Wolter nói: “Theo phân tích của chúng tôi, dường như 80% các dòng tiền nóng đổ vào các phân khúc thị trường mới nổi, đã đảo chiều và chảy ra khỏi những thị trường này. Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng xu hướng dòng tiền nóng vào các thị trường mới nổi sắp kết thúc chứ không phải là đang bắt đầu nữa”.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, các thị trường chứng khoán mới nổi hiện nay vẫn khá hấp dẫn, và các nhà đầu tư có xu hướng rút vốn khỏi thị trường trái phiếu và đầu tư vào cổ phiếu.

(Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Có thể thu 104.000 tỷ đồng/năm từ tài nguyên và môi trường
  • Giảm thiểu hệ lụy
  • TS Vũ Thành Tự Anh: Điều chỉnh tỷ giá và sức ép lạm phát
  • Doanh nghiệp vẫn có thể “lách” bán ngoại tệ
  • Siết vốn, chủ đầu tư địa ốc tháo chạy?
  • Báo động dư nợ tín dụng lĩnh vực nóng của nhiều ngân hàng
  • Tỉ giá, lãi suất, thiếu vốn… “bao vây” doanh nghiệp
  • Ba lý do khiến cho đồng USD giữ được sức mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!