Tờ “Washington Post” của Mỹ mới đây có đăng một bài viết cho rằng, mặc dù thế giới biến động bất ổn, nhưng đồng USD – loại tiền tệ thường được coi là bến đỗ an toàn của thế giới vẫn sụt giảm.
Khi thế giới bất ổn, nhà đầu tư thường có phản ứng tự nhiên như sau: Đổ xô đầu tư vào đồng USD – được coi là “bến an toàn” của thế giới.
Tuy nhiên, trong sự bất ổn hiện nay, tình hình này có chút thay đổi. Mặc dù trong bối cảnh Trung Đông xảy ra xung đột, Nhật Bản rơi vào hỗn loạn sau trận động đất, châu Âu đứng trước khủng hoảng nợ, tỷ giá USD so với các đơn vị tiền tệ chủ yếu khác vẫn sụt giảm từ từ. Mấy tháng trở lại đây, tỷ giá USD/EUR, tỷ giá Bảng Anh/EUR đều đồng loạt sụt giảm, kể từ ngày 7/1 đến nay, nó đã mất giá 7% so với 6 loại tiền chính, còn tính từ tháng 6 năm ngoái tổng cộng mất giá 14%.
Nguyên nhân đồng USD mất giá mạnh trong mấy tháng qua theo mọi người là do thời gian Cục dự trữ liên bang Mỹ FED duy trì mức lãi suất thấp có thể sẽ vượt qua các nước khác, nỗi lo đồng USD tăng giá mạnh trong thời kỳ khủng hoảng 2008 – 2009 đã biến mất.
Tuy nhiên, sự thay đổi này đã xảy ra kể từ khi thế giới trở nên nguy hiểm hơn. Điều này cho thấy, đồng Mỹ kim đã mất một chút sức sống, viễn cảnh tương lai nhà đầu tư không còn chuộn đầu tư vào USD trong thời kỳ biến động có thể đang đến gần. Tình trạng này có thể sẽ ảnh hưởng to lớn cho nền kinh tế Mỹ trong các năm tới.
Trong thời gian ngắn, đồng USD mất giá sẽ mang lại nhiều rủi ro. Kinh tế Mỹ dựa vào nguồn tiền tệ giá rẻ từ nước ngoài để kích thích tăng trưởng. Những người dự trữ tiền từ Bắc Kinh đến Buenos Aires đều coi Mỹ là nơi có thể dự trữ, tài sản tính bằng USD cũng tương tự như vậy, đây là nguyên nhân chính khiến Mỹ duy trì mức lãi suất thấp nhất thế giới, bất chấp mức nợ công cao chót vót.
Do đồng EUR và tiền tệ khác trở thành tiền tệ vững chắc có thể thay thế USD cũng như việc Mỹ duy trì chính sách nới lỏng ngân khố và thâm hụt ngân sách khổng lồ, nên khả năng xảy ra ra thay đổi này có thể sẽ gia tăng.
Mức lãi suất cao của một nước luôn luôn đẩy giá trị tiền tệ của nước đó, bởi vì nhà đầu tư toàn cầu có thể sẽ kiếm lời cao hơn từ trong đó. Do vậy, những thống đốc ngân hàng trung ương lấy biện pháp khống chế lãi suất ngắn hạn để hoạch định chính sách tiền tệ phải có trách nhiệm duy trì việc thả nổi tỷ giá.
FED lại bảo đảm, cơ quan này sẽ tiếp tục giữ mục tiêu lãi suất ngắn hạn sát ngưỡng 0%. Điều trái ngược với tình hình của Mỹ là, Ngân hàng trung ương châu Âu ECB cho biết, họ sẽ nâng mục tiêu lãi suất của mình trong tháng 5 tới, mục đích là để đối phó với sự gia tăng của giá dầu và giá cả các mặt hàng khác.
Tương tự như vậy, mức lạm phát mà Ngân hàng trung ương Anh đang đương đầu cao hơn mục tiêu đã đề ra, nên các nhà kinh tế trưởng của ngân hàng này cho rằng, việc hủy bỏ một số biện pháp đặc biệt để ngân hàng kích thích tăng trưởng kinh tế rất có ý nghĩa.
(Vitinfo)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com