Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nợ công của Trung Quốc là bao nhiêu?

Nợ công của Trung Quốc không hề nhỏ.
Những thống kê mới nhất từ Bắc Kinh cho thấy, nợ chính phủ của Trung Quốc vẫn ở mức thấp so với những nền kinh tế lớn khác. Tuy nhiên, nếu cộng cả nợ của các chính quyền địa phương và khu vực doanh nghiệp quốc doanh, thì nợ công của Trung Quốc lại không phải là một con số nhỏ, theo tờ Wall Street Journal.

Tờ báo này dẫn một báo cáo được đưa ra trong kỳ họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc cho biết, Chính phủ nước này mang số nợ trị giá 1,03 nghìn tỷ USD tính tới cuối năm 2010. Mức nợ này tương đương khoảng 17% GDP của Trung Quốc, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ của các nước như Mỹ, Nhật Bản và các nền kinh tế lớn của châu Âu.

Bên cạnh đó, phần lớn nợ chính phủ của Trung Quốc là do các nhà đầu tư trong nước nắm giữ. Ngược lại, khoảng một nửa nợ của Chính phủ liên bang Mỹ là do Trung Quốc và các nhà đầu tư nước ngoài khác nắm giữ. Ngoài ra, Trung Quốc còn là chủ kho dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, lên tới 2,85 nghìn tỷ USD.

Tuy nhiên, con số thống kê chính thức về nợ chính phủ của Trung Quốc không bao gồm nợ của một số lượng lớn các doanh nghiệp và ngân hàng quốc doanh, chính quyền địa phương, thậm chí là các cơ quan trung ương không trực thuộc Bộ Tài chính… Trong số đó, phải kể tới nợ của những tổ chức cho vay chính sách của khu vực nhà nước như Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và các công ty quản lý tài sản nắm giữ các khoản nợ xấu của các ngân hàng thương mại quốc doanh.

Những khoản vay nợ để xây đường sắt cao tốc của Trung Quốc thậm chí cũng không nằm trong thống kê chính thức về nợ chính phủ của nước này, mặc dù đây là nợ của Bộ Đường sắt. Cuối tuần trước, Bộ trưởng Bộ Đường sắt Trung Quốc tuyên bố, các công ty thuộc bộ này nợ hơn 270 tỷ USD. Trong trường hợp những doanh nghiệp này không trả nổi nợ, thì chính Bộ Tài chính Trung Quốc phải đứng mũi chịu sào.

Theo Wall Street Journal, nếu cộng tất cả các số nợ của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhà nước nói trên trên lại với nợ chính phủ chính thức của Trung Quốc, thì tổng nghĩa vụ nợ của Bắc Kinh lên tới 3,55 nghìn tỷ USD, tương đương 59% GDP.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những con số này còn chưa tính hết những khoản nợ xấu phát sinh trong thời kỳ bùng nổ tín dụng suốt 2 năm qua ở Trung Quốc. Bởi vậy, nếu tính cả những khoản này, thì tổng nghĩa vụ nợ của Chính phủ Trung Quốc có thể lên tới 75-77% GDP.

Tại một cuộc họp báo mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Tạ Húc Nhân không trực tiếp trả lời một câu hỏi về việc liệu nợ của các cơ quan thuộc Chính phủ nước này có được coi là một phần trong tổng nợ công chính thức. Việc so sánh trực tiếp nợ chính phủ của Mỹ và Trung Quốc là rất khó, vì Chính phủ Trung Quốc nắm một vai trò lớn hơn rất nhiều so với Chính phủ Mỹ trong nền kinh tế.

Tổng nợ của Chính phủ liên bang Mỹ hiện vào khoảng 13,53 nghìn tỷ USD, tương đương 93% GDP, cao hơn nhiều so với mức 17% mà Bắc Kinh đưa ra. Nếu không tính nợ của các cơ quan trực thuộc chính phủ Mỹ như Cơ quan An sinh xã hội, thì nợ chính phủ Mỹ tương đương 62,2% GDP, mức cao nhất trong một nửa thế kỷ qua.

Về phương diện pháp lý, Chính phủ liên bang Mỹ không chịu trách nhiệm về các khoản nợ của các chính quyền bang, mặc dù người ta vẫn tin rằng, Washington sẽ giải cứu các bang trong trường hợp cần thiết. Trong khi đó, nếu một chính quyền địa phương nào đó ở Trung Quốc mất khả năng trả nợ, thì Chính phủ Trung Quốc hoặc sẽ ra tay cứu trợ trực tiếp hoặc chấp nhận thua lỗ trong hệ thống ngân hàng quốc doanh.

Giới phân tích không cho là Trung Quốc đang tiến gần tới một cuộc khủng hoảng nợ, bởi lẽ nguồn thu từ thuế của Chính phủ nước này đang tăng mạnh, Bắc Kinh sở hữu nhiều tài sản lớn, và phần lớn nợ của Trung Quốc là nợ phát hành bằng đồng nội tệ với mức lãi suất thấp. Mức lợi suất trái phiếu chính phủ Trung Quốc kỳ hạn 10 năm hiện chỉ vào khoảng 3,94%.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, gánh nặng nợ nần có thể giới hạn khả năng của Trung Quốc trong việc sử dụng chính sách tiền tệ để chống lạm phát. “Mỗi lần tăng lãi suất sẽ đều gia tăng gánh nặng nợ nần lên các chính quyền địa phương. Đó là lý do vì sao, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc phải cân nhắc kỹ trong vấn đề này”, ông Trương Minh, một nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, nhận định.

Trong tháng 1 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Từ tháng 10 năm ngoái tới nay, nước này đã tăng lãi suất cơ bản 3 lần để chống lạm phát.

(Theo Vneconomy)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Giao dịch vàng, USD: chỉ cần đúng nơi, đúng chỗ
  • Hình thức đầu tư PPP: Lợi thì có lợi, nhưng...
  • Nguyên nhân nào đẩy đồng EUR đi lên?
  • Giữ khách hàng bằng lãi suất
  • Bình ổn thị trường BĐS: Học gì từ thế giới?
  • Đất nền, chung cư Hà Nội không phải là “miếng bánh” ngon
  • Siết chặt tiền tệ: Sẽ tốt lên trong dài hạn
  • Thiếu sức cầu cho trái phiếu doanh nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!