Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nguyên nhân nào đẩy đồng EUR đi lên?

Trên thị trường chứng khoán New York vào ngày hôm qua (24/3), đồng EUR đi lên đã xoay chuyển chiều hướng sụt giảm trong ngày giao dịch trước đó. Những dự báo Ngân hàng trung ương châu Âu ECB sẽ nâng lãi suất của thị trường đã vượt quá mối quan tâm về khủng hoảng nợ công khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone.

Cuối phiên hôm thứ Năm, hệ thống giao dịch điện tử cho thấy, tỷ giá EUR/USD đứng mức 1,4177USD, còn cuối phiên ngày thứ Tư (23/3) là 1,4087USD. Tỷ giá đồng USD/Yen đứng mức 80,97Yen, cuối phiên hôm thứ Tư là 80,92Yen. Tỷ giá đồng EUR/Yen đóng cửa ở mức 114,76Yen, còn cuối phiên ngày hôm trước là 113,99Yen. Tỷ giá đồng Bảng Anh/USD đứng mức 1,6110USD, cuối phiên trước đó là 1,6238USD. Tỷ giá đồng USD/franc Thụy Sỹ đứng mức 0,9088franc Thụy Sỹ, cuối phiên hôm thứ Ba là 0,9085franc Thụy Sỹ.

Chỉ số đồng USD trên sàn ICE đã giảm từ mốc 75,894 xuống còn 75,679.

Hôm thứ Tư, do Bồ Đào Nha chưa thể thông qua chương trình thắt chặt tài chính, khiến tâm điểm của thị trường lại chuyển hướng vào cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực Eurozone. Mặc dù các nhà phân tích cho rằng, kế hoạch thắt chặt bị phủ quyết khiến Bồ Đào Nha tiến gần hơn với gói viện trợ quốc tế, nhưng mức độ ảnh hưởng của việc này với đồng EUR tạm thời có thể được hạn chế.

Điều mà các giao dịch viên quan tâm nhất vẫn là liệu Ngân hàng ECB có thể đưa ra quyết định nâng lãi suất vào cuối tháng này hay không. Do các nhà đầu tư đều theo đuổi những loại tiền tệ có lợi nhuận cao, vì thế mà đồng EUR về cơ bản đã thoái khỏi ảnh hưởng của những thông tin tiêu cực liên quan tới kinh tế khu vực Eurozone và toàn cầu.

Trong bối cảnh tình hình chính trị Bồ Đào Nha còn u ám và khủng hoảng nợ công, các nhà lãnh đạo EU hôm thứ Năm và thứ Sáu sẽ tổ chức một cuộc họp. Nhưng trong tuần này những dự đoán của thị trường về cuộc họp lần này dần dần giảm xuống. Hiện giờ, thị trường dự báo, các quan chức EU chỉ có thể cung cấp thời gian biểu cho phương án giải quyết khủng hoảng nợ dài hạn, nhưng điều này có thể chỉ kéo dài thêm sự bất ổn.

Trong khi đó, nỗi lo đồng EUR có thể bị sụp đổ lại được dấy lên. Trả lời phỏng vấn của Hãng tin tài chính Dow Jones Newswires, nhà đầu tư ngoại tệ James Rogers cho hay, một sự kiện có thể xảy ra trong thời điểm nào đó có thể sẽ khiến đồng EUR biến mất, đồng EUR sẽ sụp đổ trong khoảng 10 năm.

Do khủng hoảng hạt nhân Nhật Bản tạm thời không còn là thông tin quan trọng nhất, nên chiều hướng của đồng Yên đã duy trì được đà ổn định. Nhưng các giao dịch viên vẫn cảnh giác trước hành động bán tháo đồng Yen tiềm ẩn của Ngân hàng trung ương Nhật Bản.

(giavang)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Giữ khách hàng bằng lãi suất
  • Bình ổn thị trường BĐS: Học gì từ thế giới?
  • Đất nền, chung cư Hà Nội không phải là “miếng bánh” ngon
  • Siết chặt tiền tệ: Sẽ tốt lên trong dài hạn
  • Thiếu sức cầu cho trái phiếu doanh nghiệp
  • Tăng lãi suất kỳ hạn ngắn: Chuyện "cực chẳng đã"
  • Giải bài toán USD bằng EUR, JPY…
  • Kinh tế thế giới: Đằng sau vòng xoáy lạm phát
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!