Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự án Parkcity: Trong khách bốc thăm, ngoài "cò" thổi giá

 Trong khi thị trường bất động sản đang trầm lắng thì ngày 3/8, hàng trăm nhà đầu tư đã xếp hàng chờ đợi để bốc thăm quyền mua căn hộ tại dự án Tiểu khu Ngọc Lan (dự án Parkcity).

Mặc dù chỉ có 50 suất bốc thăm nhưng con số đăng ký lên đến hàng nghìn đơn. Liệu việc ra hàng "nhỏ giọt" này có phải là chiêu để tạo sự khan hàng giả tạo hay không ?

Phối cảnh tổng thể dự án Parkcity

Việc tổ chức bốc thăm đợt 1 của chủ đầu tư dự án Parkcity (Hà Đông- Hà Nội) được tổ chức khá bài bản và công khai. Theo tìm hiểu chúng tôi trước đó vài ngày, một nhân viên bán hàng cho biết chốt danh sách bốc thăm vào ngày hết hạn đăng ký chỉ khoảng hơn 600 đơn. Tuy nhiên, cho đến sáng 3/8, không hiểu vì sao mà con số này lên đến hơn 2.000 trường hợp?

Một số khách hàng cho biết mặc dù đã đăng ký bốc thăm nhưng họ lại chỉ nhận được giấy mời với nội dung đến xem lễ bốc thăm chứ không được quyền tham gia bốc thăm bởi chủ đầu tư thông báo do số lượng đăng ký quá đông nên không thu xếp được địa điểm. Do vậy, họ sẽ chỉ mời một số đại diện trong đó có chủ đầu tư, đại diện công ty luật, kiểm toán và vài khách hàng được tham gia. Điều này khiến rất nhiều khách hàng phải đứng ngoài cửa quan sát và họ tỏ ra bức xúc vì họ không được trực tiếp vào bên trong chứng kiến trong khi đứng bên ngoài họ cũng không nghe được bất cứ thông tin nào.

Parkcity là dự án liên doanh giữa công ty Cổ phần Phát triên Đô thị Quốc tế Việt Nam, công ty liên doanh giữa Perdana Parkcity (S) Pte và Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Vinaconex – Hoàng Thành trong đó Perdana Parkcity nắm 51% tổng vốn đầu tư và Vinaconex Hoàng Thành 41%. Tại đợt 1 chủ đầu tư bán ra 24 căn biệt thự với giá khoảng 800 ngàn USD/ căn và 100 căn liền kề với giá 400 ngàn USD/căn chưa bao gồm VAT. Nếu tính ra, giá mỗi m2 dự án này khoảng 75 triệu đồng/m2 chưa có VAT.

Rõ ràng trong bối cảnh thị trường bất động sản đang trầm lắng, thậm chí nhiều nơi giá giảm mạnh thì việc hàng nghìn khách hàng chờ đợi để bốc thăm dự án với mức giá cao như vậy khiến nhiều người băn khoăn. Liệu cách ra hàng nhỏ giọt này có phải là chiêu bài PR của chủ đầu tư để cố tình tạo nên sự khan hàng giả tạo trên thị trường hay không?.

Trên thực tế cũng đã có nhiều chủ đầu tư khác như Nam Cường, Vincom… cũng đã áp dụng cách thức bán hàng kiều này nhưng cũng không thu được nhiều thành công bởi rất nhiều khách hàng phải bỏ cả tiền cọc để tháo hàng do không có tiền để nộp và không tìm được khách hàng mua dự án.

Cò tung hoành làm giá

Mặc dù chủ đầu tư công bố bốc thăm 50 suất nhưng bên ngoài cửa đã có rất nhiều nhân viên môi giới sàn bất động sản giao bán dự án này với mức chênh lệch lên đến tiền tỷ.

Một nhân viên sàn BĐS Megastar Land cho biết “Do giám đốc Megastar Land chơi rất thân với chủ đầu tư nên đã “ôm” được rất nhiều suất ngoại giao với vị trí đẹp và được giảm giá 3%. Hiện sàn  Megastar Land đang bán với giá bán chênh lệch 1,3-1,5 tỉ đồng/căn tùy vị trí diện tích.

 Hàng trăm khách hàng đứng ngoài để nghe ngóng thông tin và chờ kết quả bốc thăm bên trong.

Chị Lan-  một nhà đầu tư cho biết " Dự án Tiểu khu Ngọc Lan được ăn theo mặt đường Lê Văn Lương nhưng so với dự khác xung quanh khác mức giá 75 triệu đồng/m2 như vậy là khá cao do vậy lợi nhuận cũng sẽ không được nhiều". Giải thích về sự chen chúc chờ đợi của nhiều nhà đầu tư, chị Lan cho biết thêm, dự án nào mới ra cũng vậy, luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Họ đến đây để xem xét tình hình thôi chứ chắc gì đã mua. Thị trường èo uột như vậy rất khó để ra hàng.

Có một thực tế hiện nay trên thị trường, rất nhiều nhà đầu tư “sính” các dự án bất động sản “ngoại” bởi họ cho rằng dự án nước ngoài luôn đảm bảo về vốn và tiến độ nên họ tỏ ra rất kỳ vọng.

Tuy nhiên, thực tế có nhiều dự án đầu tư nước ngoài đang phải “đắp chiếu” nằm chờ như dự án Spendoral Bắc An Khánh liên doanh Hàn Quốc- Vinaconex mặc dù đã nhận tiền góp vốn của khách hàng từ hơn một năm nay nhưng mới đây chủ đầu tư xin ra hạn thêm 6 tháng hiện tại đây vẫn chỉ là bãi đất trống. Hay như trong TPHCM, các cơ quan ban ngành đã phải thu hồi lại rất nhiều dự án FDI nước ngoài do không đủ điều kiện để triển khai dự án. Vì vậy, việc lựa chọn mua các dự án có vốn ngoại chưa chắc hẳn đã là "màu hồng" cho các nhà đầu tư.

(Theo VnMedia)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Thu hút đầu tư hạ tầng: Cần sự đồng thuận
  • Bong bóng bất động sản Trung Quốc - hiểm hoạ đối với kinh tế toàn cầu
  • Ban Giám đốc điều hành IMF thông qua báo cáo tham vấn kinh tế vĩ mô VN năm 2010
  • Gom vốn cho chỉ tiêu 25%
  • Nên thu hút các TNC nhỏ nắm công nghệ mới
  • Cách nào giảm giá nhà, đất?
  • “Nóng” thị trường trái phiếu doanh nghiệp
  • Biến động mạnh tỷ giá chưa gây tác động xấu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!