Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ép dân để chạy theo tiến độ

Chưa xây dựng được phương án đền bù hợp lý nên dự án khó hoàn thành mục tiêu bàn giao mặt bằng trước 31/8
Là một trong những dự án quan trọng của Hà Nội kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long, nhưng đến nay Dự án mở rộng đường 32 (đoạn Nam Thăng Long- Cầu Diễn) vẫn chưa có mặt bằng để thi công do chưa giải quyết thỏa đáng chính sách về hỗ trợ, bồi thường, tái định cư. Mốc 31/8 phải có mặt bằng để thi công tuyến đường sẽ khó trở thành hiện thực.

Sức ép tiến độ 

Thống kê của UBND phường Mai Dịch cho biết, đến nay vẫn còn hơn 50% hộ dân thuộc diện giải tỏa trong dự án chưa bàn giao mặt bằng. Trong khi đó, nhiệm vụ mà thành phố giao cho UBND quận Cầu Giấy và phường Mai Dịch là chậm nhất đến 31/8 địa phương phải bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Do vậy, sức ép tiến độ giải phóng mặt bằng đang đặt ra với quận Cầu Giấy và phường Mai Dịch. 

Theo phản ánh của gia đình ông Đỗ Văn Thảo, tổ 32, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, trong những ngày gần đây, UBND phường Mai Dịch liên tục gửi giấy yêu cầu gia đình ông nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và đi bốc thăm đất tái định cư. Trong khi đó, UBND quận Cầu Giấy chưa trả lời đơn thư khiếu nại của gia đình ông. Yêu cầu mà gia đình ông Thảo đặt ra là: Chỉ khi nào nhận được phương án hỗ trợ, bồi thường, tái định cư và giá đất tái định cư bổ sung thì gia đình ông mới thực hiện bàn giao mặt bằng, nhận tiền bồi thường và đi bốc thăm đất tái định cư.  

Tuy nhiên, giống như phần lớn hộ dân thuộc diện giải tỏa trong dự án này, đến nay, gia đình ông Thảo vẫn chưa nhận được phương án đền bù, hỗ trợ, tái định cư. Ông Thảo cho biết: “Chúng tôi luôn ủng hộ chủ trương đến 31/8 có mặt bằng để thi công tuyến đường vì đây là một dự án kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Chúng tôi chỉ đề nghị UBND phường và Ban Giải phóng mặt bằng cung cấp phương án hỗ trợ, đền bù bổ sung. Thành phố, quận đã có chỉ đạo, tại sao đến nay không có, vẫn bắt chúng tôi thực hiện phương án cũ. Nếu theo phương án cũ thì chúng tôi bị thiệt cả tỷ đồng. Đến vài tháng sau, khi đã nhận tiền, liệu phường và Ban Giải phóng mặt bằng có quyết định bổ sung hay không? Hiện phường gọi chúng tôi đi bốc thăm đất tái định cư nhưng không có giá đất. Cách làm này là rất mập mờ, vô lý”.

Làm việc với phóng viên, ông Nguyễn Văn Kiên, Chủ tịch UBND phường Mai Dịch thừa nhận, đến nay vẫn chưa xây dựng được phương án bồi thường tái định cư bổ sung. “Dự án đang khẩn trương thực hiện cho kịp tiến độ”, ông Kiên nói.

Vẫn biết, đây là dự án quan trọng, đang phải gấp rút từng ngày để sớm hoàn thiện dự án nhưng không thể vì thế mà để dân rơi vào thế khó. Theo Luật đất đai và các Nghị định về giải phóng mặt bằng, việc thu hồi đất chỉ được thực hiện khi có đầy đủ phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, có nơi tái định cư, tạm cư cho dân. Rõ ràng, không thể vì tiến độ mà làm trái các quy định pháp luật. Gia đình ông Nguyễn Văn Thảo cho hay, tại buổi làm việc với gia đình ông chiều ngày 5/8, UBND quận Cầu Giấy cho rằng, việc phường Mai Dịch “ép” các hộ dân phải bàn giao mặt bằng khi chưa xây dựng được phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bổ sung là sai. Quận cầu Giấy sẽ có chỉ đạo về việc này.

Uẩn khúc xác định nguồn gốc đất 

Một vấn đề nữa cần quan tâm chính là việc xác định nguồn gốc đất tại dự án. Theo các hồ sơ mà chúng tôi có được, diện tích đất của hàng chục hộ dân như nhà ông Thảo, ông Trung, ông Tịnh vốn được sử dụng từ đầu năm bẩy mươi của thế kỷ trước. Những diện tích đất này đã được đo đạc thể hiện trong bản đồ đất đai năm 1986. Hiểu sâu hơn, đây chính là bản đồ nền, thể hiện nguồn gốc đất đai do nhà nước lập. Vậy thì tại sao, quận Cầy Giấy và phường Mai Dịch lại xác định đây là đất lấn chiếm để áp mức giá bồi thường là 50%? Lý do mà quận Cầu Giấy và phường Mai Dịch đưa ra là các diện tích đất này được thể hiện tại bản đồ năm 1994, không áp dụng bản đồ năm 1986 nên không thể áp giá bồi thường 100%.  

Tuy nhiên, Luật sư Lê Đức Thắng, Trưởng văn phòng Luật sư Lê và cộng sự (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) phân tích: “Nhìn lại lịch sử cũng như tính pháp lý của vấn đề thì bản đồ đất đai năm 1986 do Tổng cục địa chính lúc bấy giờ lập, đo vẽ theo chỉ đạo của Hội đồng Bộ trưởng. Chính Nhà nước đã đến đo đất và công nhận đất của dân nên nó hoàn toàn có tính pháp lý, đủ cơ sở để áp dụng xác định mức giá bồi thường. Phần lớn bản đồ thời đó là không có dấu và không có dấu là lỗi của nhà quản lý chứ không phải do người dân”. 

Không chỉ áp đặt, không giải thích, không lắng nghe những yêu cầu chính đáng của dân, UBND phường Mai Dịch còn để xảy ra xô xát, mâu thuẫn giữa chính các hộ dân thuộc diện giải tỏa. Ông Đỗ văn Thảo, tổ 32 cho biết, ngày 2/8, phường Mai Dịch mời các hộ dân đi xem đất tái định cư. Tại đây, trước mặt Phó chủ tịch phường, cán bộ địa chính, ông Thảo đã bị một người dân hành hung phải đi nằm viện. Tuy nhiên, những người có trách nhiệm ở phường Mai Dịch đã không có biện pháp ngăn chặn. Cũng theo đơn tố cáo của người dân phường Mai Dịch, công tác đền bù, xác định nguồn gốc đất của một số cán bộ phường có nhiều uẩn khúc cần được làm rõ.

(Theo // Báo đầu tư)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Bảo hiểm: Người nghèo khó với!
  • Cấm kinh doanh cũng phải có cơ sở
  • Không thể cản bước giá vàng?
  • Cấm kinh doanh vàng tài khoản: Quản lý không bắt kịp thực tế
  • Nóng chuyện “bốc thăm quyền mua nhà” tại ParkCity
  • Có nên cấm kinh doanh vàng trên tài khoản?
  • Xử lý “kỹ thuật” thế nào?
  • Cà thẻ được tiền
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!