Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bênh đầu cơ ngoại tệ có ở nhiều ngân hàng ?

Ngày 12/3/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản số 2033/NHNN-QLNH chỉ đạo các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối đảm bảo đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của các cá nhân.

Thống đốc NHNN yêu cầu tổng giám đốc (giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối chỉ đạo toàn hệ thống tăng cường hoạt động mở thẻ thanh toán quốc tế để tạo điều kiện cho các cá nhân sử dụng thẻ thanh toán quốc tế khi có nhu cầu chi tiêu ở nước ngoài.

Đồng thời, các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối chủ động bán ngoại tệ tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu hợp pháp như công tác, học tập, chữa bệnh… của cá nhân theo các quy định của pháp luật.

Vừa qua, trong khi thị trường ngoại tệ tự do tạm dừng hoạt động, nhiều người lo lắng rằng người dân và doanh nghiệp để có thể mua được USD sẽ phải chịu thêm những mức phí của các ngân hàng.

Trưởng bộ môn kinh tế vĩ mô, Đại học Kinh tế quốc dân Tiến sỹ Nguyễn Văn Công cho rằng, lo ngại này không phải là mới. Không phải chỉ có thị trường tự do mới có hiện tượng đầu cơ mà ngay trong hệ thống ngân hàng thì hoạt động của nhiều ngân hàng cũng mang tính đầu cơ, chủ động làm giá, lợi dụng đục nước béo cò, ép doanh nghiệp mua USD với giá rất cao. Theo quy định của nhà nước, giá bán USD phải nằm trong phạm vi quy định, tỷ giá bình quân liên ngân hàng cộng trừ 1%. Ngân hàng vẫn ghi như thế nhưng lại tính một loạt các phí đẩy giá USD lên cao. Chính bản thân các ngân hàng cũng không gương mẫu thực hiện các quy định của Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước trước hết phải có những biện pháp quyết liệt để chấn chỉnh tình trạng này.

Tiến sỹ Nguyễn Văn Công cho rằng, muốn giảm dần những tác động tiêu cực của thị trường ngoại tệ tự do đối với nền kinh tế thì cần phải có những biện pháp điều hành và quản lý ngoại tệ cởi mở và mang tính thị trường nhiều hơn.

Theo ông, trong bối cảnh cụ thể của nền kinh tế  hiện nay thì sự tồn tại của thị trường ngoại tệ tự do là một thực tế khó tránh khỏi. Trong thời gian vừa qua, những nhu cầu về ngoại tệ chính đáng của người dân đã không được các ngân hàng đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Ngay cả các doanh nghiệp kể cả nhà nước lẫn tư nhân, nếu như không nằm trong hạng mục được ưu tiên thì không phải lúc nào cần ngoại tệ cũng có thể được hệ thống ngân hàng đáp ứng ngay. Điều này khiến thị trường tự do ngày càng phát triển. Thị trường tự do có mặt tích cực là bổ sung cho thị trường chính thức. Nhưng hoạt động trên thị trường này mang tính đầu cơ nhiều quá nên đã gây ra những tác động tiêu cực đến ổn định kinh tế vĩ mô và tác động bất lợi tới sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế trong dài hạn.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Văn Công, nếu như chúng ta không có sự thay đổi căn bản trong chính sách về quản lý ngoại hối và đưa ra các biện pháp hành chính nhằm cấm thị trường ngoại tệ tự do hoạt động thì thị trường tự do sẽ khó có thể hoạt động như trước. Nhưng giao dịch ngoại tệ sẽ đi vào thị trường ngầm và lúc này vấn đề sẽ còn nan giải hơn rất nhiều. Thị trường và người dân có thể sẽ ngầm hiểu rằng những biện pháp điều tiết về kinh tế không còn tác dụng và các cơ quan chức năng buộc phải dùng đến biện pháp hành chính. Biện pháp hành chính chỉ là biện pháp cuối cùng, không hiệu quả về lâu về dài và cái giá phải trả sẽ rất lớn. Muốn giảm dần những tác động tiêu cực của thị trường ngoại tệ tự do đối với nền kinh tế thì cần phải có những biện pháp điều hành và quản lý ngoại tệ cởi mở và mang tính thị trường nhiều hơn. Hệ thống ngân hàng phải thực sự là một trung gian giữa người mua và người bán. Ai có ngoại tệ cần bán thì ngân hàng sẵn sàng mua. Và ai cần mua ngoại tệ thì ngân hàng cũng sẵn sàng bán.

Tiến sỹ Nguyễn Văn Công nêu rõ, vừa qua, tuy thị trường ngoại tệ tự do chỉ chiếm 10% so với toàn bộ thị trường nhưng do giá USD trên thị trường tự do được nâng lên quá cao, doanh nghiệp và người dân không bán USD trên thị trường liên ngân hàng mà chỉ bán cho thị trường tự do. Việc kiểm soát và thu hẹp thị trường tự do có thể khiến dòng  ngoại tệ chảy vào các ngân hàng. Tuy nhiên người dân và doanh nghiệp chỉ bán USD cho ngân hàng khi các ngân hàng đáp ứng tốt được nhu cầu USD của người dân và doanh nghiệp khi họ cần.

Có thể thấy việc các quầy kinh doanh ngoại tệ ngừng giao dịch trong những ngày vừa qua là phản ứng nghe ngóng ban đầu của thị trường trước những biện pháp siết chặt quản lý của các cơ quan chức năng. Việc thị trường ngoại tệ tự do có tồn tại hay không tồn tại không phải là điều quan trọng. Mấu chốt để giải quyết những bất cập vừa qua đối với thị trường ngoại tệ là giải quyết bài toán cung cầu ngoại tệ. Khi doanh nghiệp, người dân có nhu cầu mua bán USD, hệ thống ngân hàng phải đáp ứng được nhu cầu này và giá mua bán phải hợp lý theo tín hiệu thị trường. Có như vậy thì không cần đến các mệnh lệnh hành chính, thị trường ngoại tệ tự do sẽ tự thu hẹp lại thậm chí sẽ không thể tồn tại được.

(tamnhin)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Đề xuất thu thêm phí bán ngoại tệ
  • “Tổng”, “tập” nhà nước bán ngoại tệ: Cách nào tránh “đầu voi đuôi chuột”?
  • Bước lùi tình thế
  • Nâng các mức lãi suất chủ chốt: Một mũi tên trúng hai đích
  • Tình trạng “Đôla hóa” tại Việt Nam
  • “Giá hợp lý” ngoại tệ là bao nhiêu?
  • Nói và Làm: Phố ngoại tệ đóng, cửa ngân hàng chưa mở
  • Thắt chặt chi tiêu công : Bài học từ EU
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!