Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải mã kế sách 'bỏ tiền đồng mua USD'

Chiều 20/5, giá USD mua vào – bán ra tại các ngân hàng thương mại dù đã giảm, nhưng vẫn cao hơn đầu tuần từ 150 đồng – 200 đồng mỗi USD. Nhưng điều đáng nói là  giá USD không phải “tăng giảm từ từ” mà có ngày “nhảy” đến 100 đồng, có lúc lại chạy xuống 40 đồng ngay trong buổi sáng.

Sau khi Ngân hàng Nhà nước mở chiến dịch mua USD, các ngân hàng thương mại cũng vào cuộc, đẩy giá USD biến động liên tục. Tuy nhiên, ngân hàng càng mua lâu thì giá USD càng có xu hướng giảm.

Mua ào ào, giá vẫn giảm

Bước sang ngày thứ 4 giá USD mua vào được đẩy lên mức cao nhất trong vòng một tháng, khoảng 20.750 đồng một USD. Ngày 20/5, giá USD mua - bán trên thị trường ngân hàng đã bắt đầu giảm xuống so với những ngày trước đó, dù các ngân hàng thương mại vẫn tích cực mua vào.

Nhiều chuyên gia cho rằng, cần phải hạ lãi suất huy động, tăng dự trữ bắt buộc với đồng USD mới ổn được tỷ giá, tăng lợi thế tiền đồng.

Giá USD Vietcombank thu mua tại thị trường TP HCM đã giảm 20 đồng một USD so với giá chốt chiều ngày 19/5, còn 20.630 đồng. Cùng với đó, một loạt các ngân hàng khác như DongA Bank, Sacombank cũng giảm 10 -20 đồng, xuống 20.640 - 20.650 đồng. Điều này chứng tỏ nguồn cung khá dồi dào và thị trường phản ứng “nhanh” trước động thái nhập cuộc cùng thu gom mua USD của các ngân hàng. Riêng ngân hàng Eximbank vẫn mua USD với giá khá cao so với mặt bằng chung, giữ mức 20.680 đồng một USD trong cả hai ngày 19 và 20/5.

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM, 3 tháng trở lại đây, các ngân hàng trên địa bàn đã mua ròng khoảng 32 triệu USD và bán ra hơn phân nửa số đó. Nhưng đáng nói, trong thời điểm đẩy mạnh thu mua như những ngày gần đây, một số chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng vẫn cho biết… không có USD để bán, như nhiều phòng giao dịch của Ngân hàng Sacombank, Eximbank tại TP HCM. Cũng vậy mà chiều bán ra được các ngân hàng niêm yết khá cao, như Vietcombank bán ra vẫn 20.800 đồng một USD, dù giá mua liên tục hạ. Điều này khiến luồng ý kiến về nguồn cung USD dồi dào càng được củng cố và việc các ngân hàng “gom” USD trước đó nhằm một hoạt động thanh toán cũng có cơ sở. “Chúng tôi cần một lượng USD lớn để thanh toán và có thể để dự trữ nên chưa bán ra lúc này”, đại diện một ngân hàng giải thích. Cũng theo ngân hàng này, họ vẫn sẽ tiếp tục mua USD thời gian tới.

Phải hạ thêm lãi suất

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước mua USD vào thời điểm “giá thấp” như hiện nay là rất phù hợp. Và ngân hàng thương mại “đẩy mạnh” mua cũng thể hiện sự tích cực của chính sách quản lý ngoại hối đang thực hiện. Tuy nhiên, để giảm áp lực thanh khoản tiền đồng và làm cho việc “bỏ tiền đồng ra mua USD” của Ngân hàng Nhà nước có hiệu quả hơn trong kiềm chế lạm phát, cần thêm những biện pháp khác.

Ông Lê Thẩm Dương, ĐH Ngân hàng TP HCM, nhìn nhận: “Do áp lực cung cầu và cầu tiền đồng vẫn đang lợi thế, nên nhiều đơn vị, doanh nghiệp đương nhiên sẽ bán USD. Nhưng nếu lãi suất vẫn ở 3%, sẽ có nhiều người tiếp tục giữ vì kỳ vọng giá lên. Như vậy, quan hệ huy động – cho vay vẫn khó trở thành quan hệ mua bán như mong muốn, rủi ro do chênh lệch tỉ giá có thể tiếp tục là mối lo của doanh nghiệp”. Nên tiếp tục đưa lãi suất USD xuống thấp hơn nữa, để tỷ giá ổn định mà nguồn dự trữ ngoại hối lại tăng cao.

Ngoài ra, giá USD tăng và lãi suất USD giảm sẽ kích thích người có USD đem bán cũng được cho là một cách để nguồn cung tiền đồng tăng lên, đủ phục vụ cho thanh khoản tiền đồng hiện tại của hệ thống ngân hàng. Góp ý thêm cho việc tăng tính kích thích cho tiền đồng, ông Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh đến việc phải tăng dự trữ bắt buộc đối với USD lên cao hơn hẳn với tiền đồng. “Có như thế mới chống được lạm phát và bình ổn tỉ giá”, ông Nghĩa nói.

(Báo Đất Việt)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Đề phòng lạm phát và suy thoái
  • Đừng coi thường lạm phát do tâm lý
  • Chứng khoán, vàng, Euro có thể đồng loạt giảm khi QE2 kết thúc
  • Biến tướng lãi suất lan rộng
  • Tìm phương án giảm lãi suất
  • Biện pháp giúp ngăn dòng tài chính bất hợp pháp
  • Chặn đà lạm phát: Mong sao cho đến tháng 7?
  • "Cuộc chơi" lãi suất và câu chuyện căng thẳng tiền đồng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!