Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gió xoay theo chiều... nhân dân tệ (P2)

Ngày càng có nhiều công ty đa quốc gia của phương Tây thử nghiệm sử dụng đồng nhân dân tệ trong giao dịch thương mại.

Đối với các công ty Trung Quốc, sức hấp dẫn của việc thanh toán thương mại bằng đồng tiền riêng là rõ ràng. Tránh sử dụng đồng USD cho phép họ cắt giảm chi phí giao dịch và giảm thiểu rủi ro trong trao đổi nước ngoài - một lợi ích rất lớn trong lúc thế giới có nguy cơ bùng phát chiến tranh tiền tệ toàn cầu.

SinoChem, công ty kinh doanh lớn nhất của Trung Quốc, là một trong những công ty tiên phong. Bộ phận kinh doanh tại nước ngoài Sinochem tại Singapore năm nay nhận đồng nhân dân tệ khi thanh toán một số mặt hang như cao su, hóa dầu và phân bón, sau khi có yêu cầu từ các công ty Trung Quốc cũng như các đơn vị của SinoChem tại đại lục. Ông Song Song, Giám đốc tài chính SinoChem quốc tế người dự đoán xu hướng sẽ còn tiếp tục nói rằng: "Điều này cho phép chúng tôi xây dựng một liên kết mạnh mẽ hơn với những khách hàng của chính mình”

Thật vậy, ngày càng có nhiều công ty đa quốc gia của phương Tây - bao gồm cả McDonald's từ Mỹ, Ikea và Nokia thuộc khu vực Bắc Âu và Metro của Đức - cũng thử nghiệm sử dụng đồng nhân dân tệ trong giao dịch thương mại. Ông Shivkumar Seerapu, trưởng ban tài chính thương mại khu vực châu Á của ngân hang Deutsche Bank nói rằng: "Đối với khách hàng doanh nghiệp, USD và Euro không còn là những đồng tiền phổ biến của thương mại”.

Deutsche, Citigroup và JPMorgan Chase là một trong những ngân hàng nhanh chóng xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để giải quyết giao dịch đồng nhân dân tệ trên toàn thế giới. Standard Chartered và đối thủ HSBC đã đầu tư khá tốt để tận dụng việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ, bởi vì họ có vị thế vững chắc ở Hồng Kông, trung tâm được chỉ định ở nước ngoài cho tiền tệ của Trung Quốc. Neil Daswani, người đứng đầu bộ phận giao dịch ngân hàng tại Bắc Á của Standard Chartered cho biết: các nhà sản xuất "từ hàng may mặc cho tới sản xuất bình ga" đã bắt đầu sử dụng đồng nhân dân tệ.

Ông nói thêm: nhu cầu mạnh nhất là từ Hồng Kông, nhưng cũng đồng thời đến từ Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông và Anh. Theo các nhà kinh tế và các chuyên gia tài chính, việc sử dụng đồng nhân dân tệ trong thương mại có khả năng cất cánh đầu tiên ở châu Á và sau đó là Trung Quốc cùng với các nước đang phát triển khác.

Động lực chính là sự nhu cầu rõ ràng phía sau nỗ lực quốc tế hóa đồng nhân dân tệ, nhưng đó vẫn là một quá trình rất khác thường và không được bảo đảm thành công. Trong quá khứ, các thế lực trên thị trường đã chi phối các vai trò quốc tế lớn hơn của tiền tệ: nhưng trong trường hợp của Trung Quốc, sự phát triển đang được triển khai nhờ kế hoạch quan liêu.

Trong một bài báo gần đây, ông Paola Subacchi của UK’s Chatham House đã phát biểu:"Các nỗ lực để tạo ra một đồng tiền quốc tế và hoàn toàn chuyển đổi tiền tệ thông qua một quá trình định hướng chính sách là chưa từng thấy – trước đây chưa có trường hợp nào nào như vậy được thử nghiệm, thậm chí một phần”. "Bắc Kinh đang công khai thừa nhận một thực tế là không có lộ trình nào để hướng dẫn quá trình này."

Có một điều sẽ được thúc đẩy nhiều hơn bình thường là Bắc Kinh vẫn dự định sẽ giữ lại một loạt các kiểm soát vốn, để bảo vệ nền kinh tế và để ngăn chặn tiền tệ trở nên hoàn toàn chuyển đổi trong thời gian này. Lý do là các nhà lãnh đạo lo ngại về các biến động của thị trường ngoại hối và tác động của dòng vốn mở trong hệ thống tài chính vẫn còn kém phát triển của đất nước. Như bà Subacchi nói, "qua kinh nghiệm cho thấy chuyển đổi và mở tài khoản vốn đã luôn luôn đi trước việc quốc tế đồng nhân tệ, hơn là đi vòng cách khác".

Giao dịch của Trung Quốc với các nước mới nổi và đang phát triển.

Thay vào đó, Trung Quốc đang cố gắng sử dụng Hồng Kông như một phòng thí nghiệm, nơi mà có thể khuyến khích các công ty quốc tế và các nhà đầu tư tổ chức kinh doanh sản phẩm bằng tiền đồng nhân dân tệ. Trái phiếu đồng nhân dân tệ là một phần của kế hoạch đó.

Trong khi đó, để thúc đẩy sự sẵn có đồng nhân dân tệ ở nước ngoài, Bắc Kinh đã có hơn hai năm ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với các ngân hàng trung ương của tám quốc gia - Argentina, Belarus, Hồng Kông, Iceland, Indonesia, Malaysia, Singapore và Hàn Quốc - với tổng giá trị hơn 800 tỷ nhân dân tệ.

Cơ quan tiền tệ Hồng Kông, thực tế là ngân hàng trung ương của Hong Kong, tháng trước đã rút 10 tỷ nhân dân tệ trong dòng tín dụng hoán đổi trị giá 200 tỷ nhân dân tệ, mở ra một cách thức mới cho các ngân hàng thương mại trong thành phố muốn có đồng nhân dân tệ dành cho khách hàng doanh nghiệp sử dụng trong giao dịch thương mại. Các ngân hàng Hồng Kông cũng có thể có được đồng nhân dân tệ qua ngân hàng đại lục và các chi nhánh địa phương của Ngân hàng Trung Quốc, áp dụng hạn ngạch.

Tuy nhien, các quan chức Trung Quốc thừa nhận, trong khi thị trường nước ngoài tại Hồng Kông có thể giúp đặt nền tảng cho việc sử dụng tiền tệ trong thương mại trong phạm vi quốc tế rộng hơn, đồng nhân dân tệ vẫn không thể trở thành một đồng tiền dự trữ cho đến khi lối vào thị trường trái phiếu đại lục mở rộng cửa hơn và đồng nhân dân tệ được trao đổi dễ dàng hơn trên thị trường ngoại hối.

Do cảnh báo của Trung Quốc về tự do hóa hệ thống tài chính, tất cả điều này cho thấy quá trình để đồng nhân dân tệ đạt được một vai trò quốc tế lớn hơn sẽ phải mất một khoảng thời gian tính bằng thập kỷ thay vì năm. Có nghĩa là sẽ phải mất một thời gian dài trước khi các nhà quản lý dự trữ có thực sự xem xét có nên chuyển đổi một phần đáng kể bằng đồng USD vào đồng nhân dân tệ.

Ông John Greenwood, nhà kinh tế cao cấp Invesco và kiến trúc sư của của cơ chế tỷ giá hối đoái Hồng Kông nói rằng: "Không có nhiều điểm mua đồng nhân dân tệ tại Hồng Kông nếu như cuối cùng bạn không thể mua tài sản sản Trung Quốc. Nhưng các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc phải thận trọng vì muốn không gây ra một lỗ hổng cho phép cơn lũ lớn chảy theo tất cả các hướng - hoặc vào bên trong hoặc ra ngoài. Trung Quốc có một chặng đường dài để đi trước khi thị trường vốn trong nước được mở ra thu hút vốn nước ngoài mà nếu thiếu nó sẽ là sự bất ổn lớn. "

Tuy nhiên, một trong những câu hỏi lớn các nhà hoạch định Trung Quốc đặt ra là liệu chính quyền có thể thực sự giữ kiểm soát chặt chẽ về quy trình. HSBC ước tính trong vòng 3-5 năm, ít nhất một nửa dòng chảy thương mại của Trung Quốc với những nền kinh tế đang phát triển khác sẽ bị kiểm soát bởi đồng nhân dân tệ - khoảng 2.000 tỷ USD – đưa nhân dân tệ trở thành một trong ba đồng tiền thương mại toàn cầu hàng đầu. Với một khối lượng lớn lưu hành ở nước ngoài, “đồng bạc đỏ” sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều để ngăn chặn nguồn vốn không mong muốn xâm nhập vào thị trường.

Bằng cách khuyến khích sử dụng đồng nhân dân tệ, Bắc Kinh cũng tạo ra một cuộc bầu cử của các nhà đầu tư, các công ty và ngân hàng trung ương mà thông qua đó sẽ vận động hành lang cho một cánh cửa mở rộng hơn bao giờ hết đối với tiền tệ và thị trường Trung Quốc.

Thật vậy, một trong những lý do mà các tổ chức tài chính toàn cầu rất vui mừng về quá trình quốc tế là họ mong đợi điều này sẽ giáng đòn vào các kênh huy động mới thông qua bức tường kiểm soát nhằm bảo vệ hệ thống tài chính trong nước. Bằng cách thúc đẩy việc sử dụng rộng hơn hơn đồng nhân dân tệ, thị trường vốn Trung Quốc có thể được mở ra nhanh hơn nhiều so với điều Bắc Kinh nghĩ tới.

(Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Lấp khoảng trống thống kê FDI
  • 2011 - Cơ hội thu hút FDI
  • 5 biện pháp bình ổn thị trường tiền tệ
  • Nợ công: Vay và trả
  • Điều hành tiền tệ không giật cục
  • Mốc cân bằng tỉ giá
  • Cam kết ổn định lãi suất của Ngân hàng Nhà nước: Liệu có thành công?
  • Thị trường hàng hóa sẽ biến động mạnh sau động thái tăng lãi suất của Trung Quốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!