Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mốc cân bằng tỉ giá

Thời gian gần đây, trên thị trường tự do tỉ giá VND/USD có đôi lúc lên xuống nhưng mức độ dao động không lớn và chủ yếu xoay quanh mốc 21.050VND/USD. Cho tới thời điểm này, tỉ giá VND/USD đã hạ nhiệt.

Theo nhận định từ một tổ chức tài chính thì thị trường ngoại tệ thời gian gần đây gần như không có nhiều áp lực chênh lệch về cung - cầu. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là tỉ giá VND/USD trên thị trường này vẫn giữ trên 21.000VND/USD. Tổ chức này cho rằng, đây có thể là mốc cân bằng của tỉ giá trong thời điểm hiện tại.

Trừ một vài thời điểm, tỉ giá VND/USD có dao động nhẹ theo chiều hướng tăng lên được một số ý kiến phân tích cho rằng đó có thể một phần là do chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế đã lên cao (đến khoảng 800.000 đồng/lượng). Còn nếu nhìn một cách tổng quát, diễn biến trên thị trường ngoại hối khá yên ả. Điều này là do trong tháng cuối năm, nhiều thông tin được công bố đã gây hiệu ứng tích cực tới tỉ giá.

Thông tin tích cực đầu tiên là hoạt động xuất - nhập khẩu đã cán đích. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, năm 2010, kim ngạch xuất – nhập khẩu đều vượt trên 10 tỉ USD so với kế hoạch. Nhập siêu giảm so với năm 2009 và hoàn thành chỉ tiêu khống chế dưới 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm. Cả năm, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 71,63 tỉ USD, tăng 25,5% so với năm 2009. Nhập khẩu đạt 84 tỉ USD, tăng 20,1%. Nhập siêu, theo đó, đạt 12,4 tỉ USD, giảm so với năm 2009 (so với 12,85 tỉ USD) và chiếm khoảng 17,3% tổng kim ngạch nhập khẩu cả năm 2010. Nhiều NH cho biết đã mua được một lượng khá ngoại tệ từ các DN xuất khẩu để bổ sung vào nguồn vốn ngoại tệ kinh doanh.

Thông tin tích cực thứ hai cần kể đến là con số giải ngân vốn FDI. Năm 2010, tổng số dự án FDI thu hút đạt 1.238 dự án với giá trị vốn cam kết gần 18,6 tỉ USD, bằng 82,2% so với năm 2009 cả về số dự án và vốn cam kết. Dù thấp hơn mục tiêu thu hút 22-25 tỉ USD đặt ra cho cả năm, nhưng tổng số vốn giải ngân cả năm nay lên tới 11 tỉ USD, tăng 10% so với năm 2009 và chỉ cách kỷ lục hồi năm 2008 là 500 triệu USD. Đây là sự hỗ trợ tương đối tích cực của dòng vốn ngoại trong bối cảnh CPI lên tới 11,74% và nhập siêu ở mức 12,4 tỉ USD. Bên cạnh đó, lượng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) từ đầu năm tới nay đã thặng dư khoảng 800 triệu USD, cũng được dự báo trước đó của Ngân hàng Nhà nước là 712 triệu USD.

Một nguồn vốn USD nữa hỗ trợ cho tỉ giá là dòng kiều hối chảy mạnh vào VN thời điểm cuối năm. Theo Ủy ban Nhà nước về người VN ở nước ngoài, kiều hối năm 2010 ước khoảng 7,2 tỉ USD, tăng 900 triệu USD so với năm 2009 và có chiều hướng gia tăng mạnh vào những tháng đầu năm 2011 và Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, theo thống kê của Vụ Quản lý ngoại hối (NHNN), ước tính lượng kiều hối được chuyển về VN trong tháng 12 này sẽ đạt khoảng 770 triệu USD, đưa con số kiều hối của cả năm lên mức trên 8 tỉ USD (tăng 25,6% so với 2009). Con số này còn có thể lớn hơn nếu tính cả lượng tiền được kiều bào chuyển về trong dịp Tết Nguyên đán tới.

Ngoài ra, thời gian qua, các NH con/chi nhánh NH nước ngoài tại VN trong lộ trình tăng vốn cũng đang tích cực chuyển thêm vốn ngoại tệ. NHNN mới đây đã chấp thuận tăng vốn mố số NH: Huanan Commercial Bank Ltd., Chi nhánh TPHCM tăng từ 15 lên 65 triệu USD; NHTM Chinatrust Chi nhánh TPHCM tăng từ 15 lên 50 triệu USD;  NH Mizuho Corporate Bank, Ltd. - Chi nhánh TPHCM tăng từ 15 lên 133,5 triệu USD; NH Mizuho Corporate Bank, Ltd. - Chi nhánh Hà Nội tăng từ 15 lên 133,5 triệu USD. Thêm vào đó, lãi suất huy động VND tăng cao cùng với sự bật trở lại của TTCK có thể làm giảm nhu cầu đầu cơ trên thị trường ngoại hối.

Tuy nhiên, theo một số phân tích thì với cam kết không phá giá trong năm nay, áp lực tăng tỉ giá sẽ rất lớn trong năm tới, do chênh lệch tỉ giá giữa hai thị trường (chính thức và phi chính thức) hiện đã lên gần 8%. Bên cạnh đó, tâm lý lo ngại trước lạm phát và sự mất giá của VND cộng thêm hoạt động nhập lậu vàng nếu thời gian tới không có những điều hành hợp lý để ổn định thị trường này.

(Báo Lao Động)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!