Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hạ lãi suất có vực dậy được kinh tế Nhật Bản?

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vừa có động thái bất ngờ là hạ lãi suất cơ bản xuống mức 0 vào hôm thứ Ba, đây là một nỗ lực mới nhằm góp phần giải quyết những khó khăn mà kinh tế nước này đang gặp phải, đặc biệt là việc giá đồng yên quá cao. Nhưng liệu hành động này có đủ sức để giúp nền kinh tế Nhật phục hồi nhanh chóng? Trong nhiều năm nay, Nhật Bản đã đổ tiền ồ ạt vào nền kinh tế yếu ớt của nước này: lãi suất gần 0, các biện pháp mua tài sản của ngân hàng trung ương và hàng loạt dự án chính phủ.

Hôm thứ Ba vừa qua, Ngân hàng Trung ương Nhật tiếp tục tung ra một biện pháp nữa, hạ lãi suất cơ bản xuống còn từ 0 tới 0,1%, một mức giảm mang ý nghĩa tượng trưng nhiều hơn là thực tế, bởi lãi suất trước đó đã là 0,1%. Bank of Japan cũng tuyên bố sẽ tạo ra một quỹ trị giá 5 nghìn tỷ yên, tương đương với 60 tỷ đôla, để mua trái phiếu chính phủ, trái phiếu thương mại và một số tài khoản khác với mục tiêu vực dậy đà phục hồi của nền kinh tế.

Thị trường chứng khoán khắp thế giới đã phản ứng tích cực trước động thái trên. Giới đầu tư cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy các ngân hàng trung ương tại các thị trường quan trọng hàng đầu sẽ tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế.

Mặc dù vậy, tâm lý chung vẫn cho rằng động thái hạ lãi suất của Nhật Bản sẽ ít có tác động tới việc đồng yên vẫn đang rất mạnh và tình trạng giảm phát tiếp tục đe doạ tới phục hồi kinh tế.

Một số nhà kinh tế cho rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn chưa hành động đủ để đổ tiền vào nền kinh tế. Một số khác cho rằng kinh tế Nhật đã có quá nhiều nguồn vốn dễ dàng trong một thời gian dài như vậy việc bơm thêm tiền vào nền kinh tế sẽ ít có tác dụng.

Tuy nhiên vấn đề chính theo nhiều ý kiến không phải là lượng tiền có sẵn trong nền kinh tế. Khó khăn của Nhật Bản nằm ở cách thức số tiền này được giải ngân, như tới các công ty làm ăn không khả quan hoặc trả lương hưu cho số người già đang ngày một lớn lên tại đây. Trong khi đó, ngân hàng trung ương có rất ít quyền lực để thay đổi cách thức chi tiền này.

Theo những nhận định này, số tiền mà ngân hàng trung ương đã bơm vào nền kinh tế hiện hoặc là vẫn còn nằm trong kho của ngân hàng bởi tín dụng ngân hàng vẫn rất ảm đạm trong thời gian qua mặc dù đã có chính nới lỏng tiền tệ; hoặc là cho vay cho những đối tượng cũ như các công ty có tiếng nhưng đã lỗi thời, bởi các ngân hàng quá thiếu khả năng để tìm ra những công ty mới có tiềm năng cũng như những đối tượng cần vay tiền năng động và có nhiều ý tưởng kinh doanh mới.

Tín dụng dễ dàng, trên thực tế, đã "làm suy yếu hơn nữa việc phân chia nguồn vốn một cách hiệu quả", theo lời Ryutaro Kono, chuyên gia kinh tế trưởng về Nhật Bản tại BNP Paribas. Theo ông Kono, "tạo điều kiện cho cải cách cơ cấu là chính sách hợp lý hơn".

Masamichi Adachi, chuyên gia kinh tế của JP Morgan tại Tokyo thì cho rằng các công ty lớn hiện đang "thiếu sáng tạo" để tận dụng nguồn tiền sẵn có để ví dụ như phát triển kinh doanh tại nước ngoài, hoặc chấp nhận rủi ra mở rộng phạm vi.

Các hộ gia đình cũng không mấy mặn mà trong việc chi tiền. Có nhiều lý do giải thích vấn đề này, như việc người dân không mấy lạc quan về thu nhập trong tương lai, bởi trong hai thập kỷ qua, kinh tế chỉ tăng trưởng rất ít và tình trạng giảm phát tiếp diễn khiến giá trị tiền ngày một tăng.

Với động thái cắt giảm lãi suất, Ngân hàng Trung ương đã đưa chính sách lãi suất 0 trở lại, lần trước đây là vào tháng Bảy 2006. Tuy nhiên khi mà lãi suất trước đó đã rất thấp là 0,1%, hiệu quả có lẽ chỉ là mang tính hình thức. Hirokata Kusaba, chuyên gia kinh tế của Mizuho tại Tokyo, nhận xét: "Sẽ có tranh cãi về hiệu quả của chính sách nới lỏng tiền tệ, nhưng tôi cho rằng Ngân hàng Trung ương Nhật đã làm hết khả năng trong lúc này". Điều này cũng có nghĩa là ngân hàng "đã sử dụng hầu hết các lựa chọn chính sách có thể".

Hiện tại việc đồng yên có giá trị mạnh đang ảnh hưởng tới xuất khẩu Nhật Bản. Mặc dù kinh tế Nhật Bản có nhiều điểm yếu, đồng yên vẫn có xu hướng tăng giá so với các đồng tiền khác trong hoàn cảnh tình hình tài chính toàn cầu có nhiều bất ổn, một phần là vì Nhật vẫn đang có thặng dư tài khoản vãng lai.

Nhiều ý kiến cho rằng biện pháp hạ lãi suất sẽ chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn đối với tỷ giá đôla-yên. Trên thực tế, đồng yên dù có giảm giá sau khi quyết định trên được công bố, nhưng ngay sau đó đã tăng trở lại mạnh hơn.

(infoTV)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Con thuyền đầu tư và “cơn bão tiền tệ”
  • Quyết định bất ngờ, táo bạo của BOJ
  • Cẩn thận khi lướt "sóng ngầm" giá vàng!
  • Đầu tư vào thị trường bất động sản: Các doanh nghiệp e dè hơn
  • Lời giải cho bài toán tỷ giá
  • Bất động sản “trên bến, dưới thuyền”
  • Chữa "bệnh" phụ thuộc ngân hàng
  • Chung cư cao cấp: Chọn mặt gửi vàng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!