Nhiều khu đất, nhà cửa bị bỏ hoang trong thời gian rất dài. (Ảnh: Internet)
Từng thành viên trong gia đình chị Mai vui vẻ khoác lên vai những chiếc túi du lịch cá nhân trĩu nặng. Họ hồ hởi leo lên taxi đi tới sân bay, khởi đầu cho một chuyến du lịch hè dài ngày, xung quanh là những con mắt ngưỡng mộ của bà con buôn bán ở một khu chợ tại quận Long Biên.
Buôn bán tại khu vực dân cư chủ yếu là người lao động nên những người tiểu thương ở đây cũng không mấy ai được giàu có. Hãn hữu lắm mới có những gia đình “chịu chơi” như nhà chị Mai, nghỉ bán hàng cả tuần, lại bỏ ra tới cả vài chục triệu đồng cho cả nhà đi du lịch như vậy.
Tiền vào trong đất tiền chửa...
Được thừa hưởng một căn nhà ngay sát mặt chợ, vợ chồng chị Mai có một cửa hàng cơm tương đối đông khách. Nhưng mỗi tháng trừ đi các khoản chi phí, thu nhập của nhà chị còn lại khoảng bảy, tám triệu đồng. Trong khi đó, anh chị lại phải nuôi bố, mẹ già và ba đứa con. Đứa lớn học Đại học Kinh tế, đứa thứ hai học phổ thông cấp II, đứa út năm nay vào lớp 1.
Chị Mai kể: “Nếu trông chờ vào hàng cơm này, may ra chỉ lo đủ ăn, học cho các cháu. Hơn nữa mẹ tôi bệnh nặng cả năm nay, chi phí rất tốn kém, song cũng may thời gian trước tiết kiệm mua được mảnh đất, đợt này đất sốt cũng kiếm được chút ít.”
Năm 1991, vợ chồng chị dành dụm được một số tiền, không biết đầu tư vào đâu mà gửi tiết kiệm thì sợ mất giá nên anh chị quyết định mua một mảnh vườn 480m đất tại Bắc Cầu – Long Biên, với mức giá 200.000 đồng/m2. Cuối năm 2009, anh chị đã chia nhỏ lô đất ra bán và thu về được hơn bốn tỷ đồng.
Nhưng giữ bốn tỷ đồng tiền mặt khiến vợ chồng chị thấy vô cùng bất an. Suy đi, tính lại cuối cùng anh, chị quay ra mua tiếp một lô đất ở Bồ Đề - Long Biên, mặc dù cũng phải chạy theo "mức giá trên trời."
Ông Phạm Văn Cường, một công chức Nhà nước, mặc dù cũng đã có vị trí tốt trong xã hội song vì khá “bảo thủ” nên sau hơn 20 năm công tác, ông cũng không chủ động được kinh tế trong gia đình. Nguồn thu nhập chính của nhà ông lại do bà vợ nghỉ nghề dạy học, tần tảo buôn bán cá tại chợ Đà Lạt mang lại.
“Nuôi hai đứa con ăn học, sắm đất xây được cái nhà là nỗ lực lắm rồi. Công việc bán cá của vợ tôi quá vất vả, ngâm nước, buôn bán từ 4 giờ sáng tới 7 giờ tối, cả năm được nghỉ đúng ba ngày Tết. Hơn chục năm nay kể từ ngày vào đây sinh sống, chưa một lần bà ấy về quê thăm cha mẹ. Tôi nghĩ hết cách, cuối cùng quyết đầu tư vào đất để mong có sự thay đổi,” ông Cường chia sẻ.
Năm 2001, ông Cường vay mượn người nhà được 70 triệu đồng mua 10.000 m2 vườn tại thành phố Đà Lạt. Tới đầu năm 2010, vừa có khách từ Sài Gòn lên trả ông Cường 2 tỷ đồng lô đất trên. Song ông Cường không dám bán bởi có tiền ông không biết đầu tư vào cái gì mà mua lại chỗ đất khác cũng không dễ.
Không chỉ người trẻ phải lo lắng cho cuộc sống mưu sinh thì quan tâm đầu tư vào đất, ngay cả những người đã ở tuổi thất thập cổ lai hy cũng bị cuốn vào “vòng xoáy đất.”
Bà Phạm Thị Mơ (73 tuổi) sống tại Hoài Đức, Hà Nội cho hay, các con bà sống ở nước ngoài thỉnh thoảng gửi biếu ít tiền nên để ra được gần 200 triệu đồng.
“Năm 2005, tôi mua 50m2 đất thuộc diện đền bù ruộng hết khoảng 175 triệu đồng. Không hiểu sao, mấy tháng nay đất ở An Khánh này cứ lên ầm ầm, có người đã trả tôi 20 triệu đồng/m2 rồi đấy. Nhưng vợ, chồng tôi không bán. Cứ để đó, mai mốt ốm đau thì sẽ cần đến,” bà Mơ kể.
Hệ lụy vô hình... nhưng rất lớn
Theo Chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan, bài toán xem ra rất đơn giản đồng tiền để ở trong nhà sau vài tháng mất giá hẳn đi thì không ai muốn giữ tiền.
Bà Chi Lan chỉ ra, hiện nay lãi suất tiết kiệm không bù đắp được lạm phát, các kênh đầu tư khác như vàng hay đô la Mỹ thì bấp bênh, người dân thường chỉ còn lựa chọn đầu tư vào đất, kể cả những người chẳng biết kinh doanh gì về đất họ cũng sẵn sàng nhảy vào.
Đối với người dân thường, cuộc sống cạnh tranh ngày càng khó khăn, giá cả ngày càng đắt đỏ là những lý do bức thiết khiến họ gia tăng tiết kiệm. Song, sự biến động bất thường của nền kinh tế đã đẩy nhiều người đến quyết định lựa chọn đất đai, nhà cửa thành loại hình tiết kiệm lâu dài.
“Người thì càng ngày càng đông mà đất đai thì có hạn, mua đất là chắc nhất,” bà Mơ đưa ra quan điểm.
Cách suy nghĩ của bà Mơ giờ đây đang trở thành xu thế tâm lý chung của xã hội. Thậm chí, nhiều người bị ám ảnh lỗi sợ hãi "mơ hồ" khi đang ôm một khoản tiền lớn mà chưa được qui đổi sang đất.
Với hy vọng "tiền vào trong đất tiền chửa, tiền đi ra khỏi đất tiền đẻ", người dân đã chôn, cất tiền của vào trong đất và vô tình vô hiệu hóa nguồn tài nguyên quý trong suốt thời gian dài mà họ sở hữu.
Chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng hình ảnh những mảnh vườn lớn-nhỏ, những ngôi nhà vắng chủ để không đến cả chục năm, đang dần trở nên quen thuộc đối trong xã hội ngày nay.
Bà Chi Lan khẳng định, không chỉ hoang phí tài nguyên, việc biến đất thành "sổ tiết kiệm" còn đưa lại nhiều hệ lụy lâu dài. Người dân đã không đầu tư nhiều vào công nghiệp, nông nghiệp hay các loại hình dịch vụ mà để tiền "chết" trong đất đai.
"Mặc dù giá đất có thể lên nhưng tất cả các đồng tiền đó không tạo nên năng lực mới của nền kinh tế. Mà khi nền kinh tế không có những năng lực mới, không phát triển được chiều sâu, thì chính những người dân không những không được hưởng những thành tựu của nền kinh tế vững mạnh mà còn phải gánh chịu những hệ lụy từ đó. Chưa kể, nếu nền kinh tế bị ảnh hưởng từ sự lãng phí tài nguyên, thì chắc chắn, những giá trị tưởng là gia tăng sẽ quay trở lại vị trí xuất phát," bà Chi Lan nhấn mạnh.
Bà Chi Lan đưa ra dự báo dưới góc độ hội nhập quốc tế, nếu nguốn lực kinh tế nội địa chỉ quanh quẩn ở lĩnh vực đất đai, thì đến lúc cộng đồng kinh tế Asian sẽ hút một lượng vốn rất đáng kể ra khỏi Việt Nam vào thị trường các nước khác, trong khi chúng ta thì phải tiếp tục lo huy động vốn từ bên ngoài và chấp nhận vay với mức giá ngày càng cao hơn.
Vì vậy trong lúc, người người, nhà nhà trong xã hội chỉ biết "ngơ ngác" chạy theo các diễn biến thị trường bằng mọi cách bám giữ tài sản trong tay, thì các cơ quan chức năng không nên coi đây chỉ là hiện tượng kinh tế thị trường mà cần phải có cái nhìn nghiêm túc hơn. Trước khi những hệ lụy đất, đai...mang tới những cuộc khủng khoảng nặng nề trong một tương lai không xa./.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
Mặc dù mặt bằng lãi suất đã có chiều hướng giảm sau những nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nhưng vẫn ở mức khá cao, khiến DN e ngại khi tiếp cận tín dụng.
Để giảm lãi suất cho vay, từ đó thúc đẩy tăng trưởng tín dụng thì việc tiết giảm chi phí đầu vào là điều kiện tiên quyết. Tuy nhiên, các ngân hàng cho biết, họ chưa thể thực hiện ngay biện pháp này vì người gửi tiền còn mặc cả lãi suất.
Hiếm có thời điểm nào mà tỷ giá giữa USD và VNĐ trên thị trường tự do lại thấp hơn tỷ giá giao dịch chính thức liên ngân hàng. Điều đáng nói là, trong tháng 4 qua, hiện tượng này lặp đi lặp lại nhiều lần.
Trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XII sáng nay, Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng khẳng định Chính phủ kiên định các mục tiêu và chỉ tiêu Quốc hội đã đề ra, trong đó tăng trưởng kinh tế ở mức 6,5%.
Một thực tế đang xảy ra không ít trên thị trường là, có những vụ gian lận trong giao dịch mà các đối tượng tham gia có thể thu lợi lớn đến tiền tỉ, trong khi mức xử phạt với những hành vi này lại quá thấp, tối đa là 70 triệu đồng.
Theo đánh giá của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) thì con số DN niêm yết trên hai sàn chứng khoán VN hiện nay không hề nhỏ so với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay, thị trường vẫn thiếu hàng, nhưng cái thiếu thực sự không phải là ở "lượng" mà ở những cổ phiếu đạt chất lượng cao.
Trong những năm qua, đầu tư công chiếm gần một nửa tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Ðầu tư của Nhà nước và đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam với tốc độ tương đối cao, nhờ đó, công cuộc xóa đói, giảm nghèo đạt được kết quả khả quan và mức sống của nhân dân được cải thiện.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Để phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi vượt trội”.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
“Khủng khiếp”, đó là chữ được TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam, dùng để nói về độ lớn mức vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước, có liên quan mật thiết đến nợ công.
Đó là ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo 'Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: Cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động' do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức ngày 30.7
Bài viết này nhằm mục đích xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận đơn giản. Mô hình ước lượng của chúng tôi sử dụng cơ sở lý thuyết về lạm phát cho một nền kinh tế nhỏ và mở. Bài viết cố gắng đưa một một vài gợi ý thận trọng cho chính sách kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn thực hiện chính sách kích cầu.
Dù lạm phát vẫn đang ở mức thấp hơn so với năm 2008, nhưng tỷ lệ này tăng mạnh từ giữa năm 2009 và đang trở thành nguy cơ lớn nhất đối với Ấn Độ và Việt Nam. Trung Quốc; Singapore đã tuyên bố nâng giá đồng tiền; Ngân hàng Trung ương Ôxtrâylia, Ấn Độ, Malaixia, Philíppin và Việt Nam cũng đã lần lượt tăng lãi suất trong mấy tháng qua. Nỗi lo lạm phát gia tăng đang đè nặng lên các nền kinh tế Châu Á.
Với số nợ và mức thâm hụt thương mại quá lớn với Trung Quốc như hiện nay, Mỹ đã gia tăng áp lực bằng mọi cách buộc Trung quốc phải "thả lỏng" đồng nhân dân tệ. Ngày 15-4 sắp tới, Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải đưa ra tuyên bố xem Trung Quốc có phải là “nước thao túng tiền tệ” hay không. Khả năng xảy ra cuộc chiến tranh tiền tệ mới là rất lớn, theo giới phân tích đây có thể là một phần của âm mưu toàn cầu nhằm thiết lập trật tự thế giới mới.
72% doanh nghiệp tư nhân VN căng thẳng vì vốn. Theo Standard Chartered đồng Việt Nam sẽ giảm giá hơn nữa trong thời gian tới và lạm phát của VN năm nay sẽ ở mức 8,9%. Cơ chế lãi suất trần không còn phù hợp với thực tế. Ngân hàng Nhà nước cần phải thay đổi cơ chế cũ bằng một cơ chế mới, nếu không sẽ gây ra sự đè nén, kiềm chế sự phát triển kinh tế cũng như làm cho sự lưu thông tiền tệ có những tắc nghẽn và biến tướng khó kiểm soát.
Trong một thời gian ngắn, nhằm khơi thông nguồn cung cầu trên thị trường ngọai tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã liên tục có 2 lần thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ. Nhiều chuyên gia dự báo sẽ có thêm một đợt thứ ba trong năm nay, nhưng chưa biết khi nào - có thể vào quý III năm 2010? Liệu có xuất hiện tâm lý bất an khi sở hữu đồng nội tệ ?
Năm 2009 là năm không yên ả đối với thị trường tài chính Việt Nam khi các lĩnh vực tiền tệ, ngoại hối, thị trường vốn đều biến động phức tạp và liệu thực tế này có tái hiện trong năm nay không lại là câu hỏi không dễ trả lời.
Quyết định của Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được cho vay lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung dài hạn và thu thêm phí đối với các khoản vay ngắn hạn đang gây phản ứng trái nhiều từ các góc nhìn quan sát. Lãi suất thoả thuận đối với các khoản cho vay trung dài hạn của doanh nghiệp có nơi lên đến 18%/năm. Nhiều ý kiến cho rằng, mức này đã đến giới hạn chịu đựng của doanh nghiệp.
Việt Nam đã vượt qua đáy suy thoái kinh tế nhưng thị trường tiền tệ vẫn chưa bền vững, rủi ro cao. Chính phủ nên tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, không nên chạy theo giải pháp phá giá tiền đồng.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường nhà đất năm 2010 sẽ có nhiều áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và thách thức trước sự đổ bộ nhiều hơn của nhà đầu tư nước ngoài. Giới đầu tư cần có góc nhìn thực tế hơn và họ sẽ phải đau đầu đối diện với thách thức chọn sản phẩm nào và bán cho ai.
Do nhu cầu nhà đất còn rất lớn nên việc đầu tư vào thị trường bất động sản hằng năm lợi nhuận có thể đạt từ 25%-30%, nếu gặp đột biến có thể lên đến 150%.