Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Nên giảm mức độ thắt chặt tiền tệ để hạ thêm lãi suất”

Mặc dù mặt bằng lãi suất đã có chiều hướng giảm sau những nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nhưng vẫn ở mức khá cao, khiến DN e ngại khi tiếp cận tín dụng.

Dựa trên phân tích diễn biến kinh tế trong nước và quốc tế hiện tại, Tiến sỹ Vũ Viết Ngoạn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề xuất: nên giảm bớt mức độ thắt chặt của chính sách tiền tệ, để tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất.

Dựa trên luận cứ nào để ông đưa ra đề nghị nên giảm bớt mức độ thắt chặt chính sách tiền tệ trong bối cảnh hiện tại, nhằm tiếp tục kéo mặt bằng lãi suất đi xuống?

Việc giảm mặt bằng lãi suất là một yêu cầu đặt ra mà Chính phủ đã chỉ đạo NHNN phải thực hiện. Định hướng điều hành này được đưa ra dựa trên diễn biến thực tế, đòi hỏi khách quan của nền kinh tế, chứ không phải là biện pháp can thiệp hành chính.

Mặt bằng lãi suất của Việt Nam đang cao nhất trong khu vực. Đem diễn biến này đặt trong điều kiện kinh tế thế giới đang trong giai đoạn phục hồi, nhưng chưa vững chắc như giai đoạn trước khủng hoảng, cũng như khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam còn thấp, thì rõ ràng mặt bằng lãi suất hiện nay còn cao, không hợp lý. Hơn nữa, so với các cân đối vĩ mô của Việt Nam, thì mặt bằng lãi suất hiện nay cũng còn cao.

Với khả năng kiểm soát lạm phát khoảng 8% trong năm nay, thì lãi suất huy động lên đến hơn 10% hiện tại là không thích hợp.
 
Vậy theo ông, mặt bằng lãi suất cần giảm đến mức bao nhiêu là hợp lý?

Lãi suất, theo nguyên tắc của nền kinh tế thị trường là giá cả của tiền tệ, do diễn biến cung cầu tiền tệ quyết định. Quan hệ cung cầu tiền tệ tự nó xác lập mặt bằng lãi suất như thế nào được coi là hợp lý, chứ không phải dùng biện pháp hành chính can thiệp trực tiếp vào vấn đề này để đạt được mặt bằng lãi suất mong muốn.

Tuy nhiên, vì Nhà nước với vai trò là người điều hành và quản lý chính sách kinh tế vĩ mô, nên phải thực thi đồng bộ các giải pháp để lãi suất đạt được ở mức hợp lý nhất, nhằm vừa kiểm soát lạm phát, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây là nhiệm vụ của Chính phủ, mà trực tiếp là của NHNN.

Muốn đạt mức lãi suất hợp lý, NHNN phải sử dụng các công cụ điều tiết tiền tệ của mình, để điều chỉnh linh hoạt lượng cung tiền trong nền kinh tế, phù hợp với quan hệ cung cầu tiền tệ. Nếu lãi suất trên thị trường quá cao, điều đó chứng tỏ cầu tín dụng đang cao hơn cung. Lúc đó, NHNN phải tăng lượng cung tiền cho nền kinh tế để điều hoà thị trường tiền tệ, nhằm giảm lãi suất. Ngược lại, nếu mặt bằng lãi suất thấp, tức là cung tiền quá nhiều, sẽ gây nguy cơ tăng lạm phát. Khi đó, NHNN phải rút tiền về, để giảm bớt lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, nhằm tăng lãi suất ở mức hợp lý.

Dựa trên nguyên tắc như vậy, nếu chúng ta dự báo lạm phát cả năm nay khoảng 8%, thì lãi suất huy động 1 năm ở mức 9 - 10% là hợp lý. Nếu lãi suất huy động đạt tỷ lệ này, thì lãi suất cho vay 12% là phù hợp, giúp các DN tiếp cận vốn với chi phí tiết kiệm hơn.

Tôi được biết, các ngân hàng thương mại cho vay đối với dự án trung và dài hạn thường lấy lãi suất huy động 1 năm để làm cơ sở, cộng thêm khoảng 2% hoặc hơn 2% là hợp lý.

Để đạt mức lãi suất như ông kỳ vọng, thì NHNN cần gia tăng liều lượng các chính sách điều tiết thị trường tiền tệ theo hướng nào?

Muốn giảm lãi suất thấp hơn hiện nay, cần giảm bớt mức độ thắt chặt chính sách tiền tệ thêm một chút nữa, nhằm giúp nền kinh tế có tính thanh khoản tốt hơn. Để đạt mục tiêu này, phải căn cứ vào tín hiệu của thị trường, trên cơ sở đó tính toán đưa ra biện pháp điều hành lãi suất phù hợp, chứ không phải dùng các biện pháp can thiệp hành chính. Do chính sách tiền tệ có độ trễ nhất định, nên việc cân nhắc thời điểm, cũng như liều lượng thực thi các chính sách cần tính toán cẩn trọng, tránh tình trạng điều hành giật cục, đột ngột.

Trong bối cảnh hiện tại, muốn giảm lãi suất hơn nữa, NHNN cần tiếp tục bơm thêm tiền vào nền kinh tế thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Đây là nghiệp vụ chủ yếu và cần được sử dụng hiệu quả trong điều kiện hiện nay.

Nếu xét thấy cần thiết, có thể sử dụng thêm nghiệp vụ tái cấp vốn để hỗ trợ cho nỗ lực giảm lãi suất. Kèm theo đó, NHNN duy trì các mặt bằng lãi suất chủ đạo của mình như: lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu để đảm bảo thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất trong thời gian tới. Riêng nghiệp vụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, do đã ở giới hạn tối đa, nên không còn dư địa cho NHNN sử dụng công cụ này.

(Đầu tư chứng khoán điện tử)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Khách hàng mặc cả, nhà băng gặp khó
  • Việt Nam đang dư thừa ngoại tệ?
  • Chính phủ khẳng định lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát
  • Gian lận chứng khoán sẽ bị tịch thu lợi nhuận
  • Lập lờ lỗ, lãi trên sàn
  • "Hàng" trên TTCK : Ít hay nhiều ?
  • Nâng cao hiệu quả đầu tư công
  • Lo ngại với gia tăng nợ chính phủ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!