Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hiệu ứng kép lên thị trường vàng

Liên tiếp các thông tin được tung ra khiến thị trường vàng trong nước giảm mạnh. Tính đến ngày cuối tuần (14.11), giá vàng trong nước chỉ còn 35,1 triệu đồng bán ra.

Giá thu mua của các cửa hàng kinh doanh vàng đã giảm xuống dưới mốc 35 triệu đồng/lượng và chỉ còn 34,93 triệu đồng/lượng.

Hiệu ứng kép

Điểm mặt các thông tin góp phần làm giảm nhiệt thị trường vàng trong mấy ngày qua cho thấy, thị trường (hay nói cách khác là tâm lý nhà đầu tư) chịu tác động từ hai yếu tố: Tăng cung vàng cho thị trường và giá vàng thế giới giảm. Ở khía cạnh cung vàng ra thị trường, sau khi NHNN cho biết cấp quota cho 8 DN kinh doanh vàng nhập khẩu vàng đề bình ổn cung – cầu thì tính tới cuối tuần qua đã có 4/8 đơn vị thực hiện nhập khoảng 1/3 lượng cho phép.

Đánh giá của NHNN cũng cho biết, con số 1/3 lượng vàng cho phép nhập khẩu là chưa nhiều song đã có tác động nhất định tới tâm lý thị trường. Và như vậy, do thời hạn nhập vàng còn tới hơn 1 tuần nữa nên đối với 2/3 lượng vàng còn lại các DN vẫn đang theo dõi diễn biến giá vàng thế giới để lựa chọn thời điểm nhập khẩu thích hợp. Thêm vào đó, trong thông báo phát đi ngày cuối tuần qua, NHNN cũng cho biết sẽ cấp tiếp giấy phép nhập khẩu vàng cho một số NHTM và DN kinh doanh vàng khác để bổ sung nguồn cung cho thị trường.

Ngoài ra, thông tin mới nhất có tác động tích cực tới thị trường là Bộ Tài chính sau khi ban gửi văn bản lấy ý kiến các cơ quan có liên quan về việc áp thuế xuất khẩu vàng ở mức 20%, ngày cuối tuần cũng đã ký ban hành thông tư 182/2010/TT-BTC sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng vàng trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Theo đó, thuế nhập khẩu các mặt hàng vàng (kể cả vàng mạ bạch kim) chưa gia công hoặc ở dạng bán thành phẩm, hoặc ở dạng bột giảm từ 1% xuống 0%. Mức này sẽ có hiệu lực từ ngày 12.11. Như vậy, thông điệp lần này của cơ quan quản lý thuế là tăng cường cung vàng cho thị trường trong nước và giảm lượng vàng xuất khẩu ra ngoài.

Một điều được cho là may mắn và cũng được cho là nguyên nhân tạo hiệu ứng kép khiến giá vàng trong nước giảm mạnh là trong mấy ngày qua - đặc biệt là trong phiên giao dịch cuối tuần - giá vàng thế giới giao ngay giảm mạnh xuống dưới 1.400USD/ounce và chỉ còn 1.368,8 - 1.369,8USD/oucne. Điều này đã kéo giá vàng trong nước quy đổi giảm theo. Đây cũng là điều kiện để giá vàng trong nước giảm nhiệt và giúp các DN kinh doanh vàng có cơ hội canh giá để nhập vàng. Giá vàng trong nước tính tới cuối tuần cao hơn giá vàng thế giới quy đổi là 50.000 đồng/lượng (theo tỉ giá chợ đen) và cao hơn 300.000 đồng/theo tỉ giá NH, chưa tính thuế và các chi hí khác.

USD để nhập vàng

Một điều được rất nhiều người trên thị trường quan tâm trong những ngày qua là nguồn USD để các đơn vị này nhập vàng. Nếu tính theo giá vàng thế giới chốt phiên cuối tuần là 1.369USD/ounce thì để nhập 1 tấn vàng, sẽ phải bỏ ra 43.148.000USD. Giới kinh doanh cho rằng, lượng vàng thiếu hụt trên thị trường khoảng 20 tấn. Nếu nhập khẩu một lượng bằng 1/4 con số này thôi - tức là 5 tấn thì cũng đã phải bỏ ra 215.740.000USD. Trong đợt biến động giá vàng cách đây đúng một năm, khi cấp phép nhập khẩu vàng cho một số DN, NH đã kèm theo điều kiện là các DN đó phải có sẵn nguồn USD, hoặc phải được các NH mẹ hỗ trợ. Trong đợt cấp quota nhập khẩu vàng lần này, vấn đề nguồn USD để nhập vàng chưa được đề cập tới.

Tuy nhiên, trong thông báo ngày cuối tuần về việc NHNN tăng cường các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và ngoại hối những tháng cuối năm, NHNN cho biết việc cho phép nhập khẩu vàng trong thời gian hai tuần không làm gia tăng áp lực lên thị trường ngoại tệ. Tuy nhiên, việc giá vàng liên tục giảm mạnh, trong khi giá USD trong nước không có dấu hiệu giảm tương ứng mà vẫn quanh quẩn mốc 21.000VND/USD. Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia - trong buổi họp báo ngày 4.11 về một số vấn đề kinh tế vĩ mô - cũng cho rằng các NHTM trong thời gian qua cũng không có USD kinh doanh để bán cho DN, chứ không phải có mà găm giữ không bán.

Trong khi đó, NHNN cho biết chỉ thực hiện bán can thiệp ngoại tệ để đáp ứng các nhu cầu nhập khẩu thiết yếu, đồng thời có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ các NHTM trong việc bán, cho vay và thanh toán ngoại tệ để nhập khẩu đối với các mặt hàng thuộc danh mục các mặt hàng nhập khẩu không thiết yếu, hàng tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu. Do đó, vẫn có một số người vẫn đang đi tìm câu trả lời, liệu việc nhập vàng có tác động nào tới thị trường ngoại tệ không?

(Báo Lao Động)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Lạm phát hay giảm phát?
  • Loay hoay từ chiến lược tới nhân sự
  • ‘Cơn điên’ của vàng: Đồng lõa của nhiều nguyên nhân
  • Tìm lời giải cho bài toán cơ sở hạ tầng (Bài 2)
  • Ngại rót vốn vào hạ tầng
  • Siết quản lý không chỉ với vàng
  • Quan điểm đầu tư dưới góc nhìn của Daiwa, Prudential và CNAW
  • Góp vốn vào bất động sản - sẽ an toàn hơn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!