Sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 mở đường cho các dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) tham gia vào thị trường Việt Nam. Tuy có nhiều thành công nhưng các doanh nghiệp (DN) FDI đang bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt là trong sử dụng và chuyển giao công nghệ (CGCN).
Áp dụng công nghệ trong sản xuất linh kiện tại Công ty TNHH Sumimoto.Ảnh: Bảo Lâm
Cái nhìn sòng phẳng Với đóng góp khoảng 16-18% GDP trong những năm gần đây, DN FDI đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng thị trường, trở thành một trụ cột của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, khi nhắc đến trình độ công nghệ của khối DN này, nhiều người vẫn tin rằng họ sẽ mang vào Việt Nam những công nghệ tiên tiến nhất. Điều này đúng nhưng chưa đủ, bởi lẽ phần nhiều công nghệ đó tuy "hơn" công nghệ sản xuất của các DN trong nước nhưng chỉ ở mức trung bình so với thế giới.
Nghiên cứu công bố tháng 4-2008 của TS Hồ Ngọc Luật (Bộ KHCN) cho thấy: Xếp hạng năng lực công nghệ của Việt Nam đứng gần cuối bảng trong khu vực châu Á, thua Thái Lan 49 bậc, Malaysia 65 bậc và Singapore 81 bậc. Trong các nước ASEAN, nhóm ngành công nghệ cao của Việt Nam chỉ chiếm 21% tổng sản phẩm sản xuất, con số này của Thái Lan gấp chúng ta 1,5 lần; Malaysia gấp 2,5 lần, Singapore gấp 3,5 lần. Tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam chỉ chiếm 7% tổng lượng hàng xuất khẩu, trong khi của Thái Lan là 30%, Trung Quốc là 27%, Singapore 57%.
Công bố mới nhất của Tổng cục Thống kê về tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 7 năm đầu thế kỷ XXI cho thấy, quy mô đầu tư của khu vực này phổ biến là ở mức vừa và nhỏ. Bình quân một DN có 256 tỷ đồng vốn (năm 2006) và có xu hướng giảm so với năm 2000, trong đó có tới 2/3 có vốn dưới 50 tỷ đồng... Xu hướng đầu tư vốn và trang bị tài sản cố định bình quân một DN giảm, nhưng lao động lại tăng lên, dẫn đến con số bình quân về mức đầu tư này cho một lao động cũng "tuột dốc" từ 363 triệu đồng/người năm 2000 xuống còn 233 triệu đồng năm 2006 (giảm hơn 35%). Xu hướng này còn phản ánh trình độ kỹ thuật, công nghệ nói chung của các DN FDI những năm qua chậm phát triển.
Đến nay, hoạt động của các DN FDI chủ yếu vẫn là gia công lắp ráp. Hiện tượng này có không chỉ ở ngành sản xuất ô tô, thiết bị điện tử, máy chính xác mà cả ở ngành may mặc, da giày. Trong những ngành trên, tỷ lệ nội địa hóa đến nay so với cách đây gần chục năm gần như chưa có tiến bộ đáng kể. Những dự án đầu tư vào các ngành công nghệ cao, các dự án có vốn lớn chưa nhiều. Điều đáng quan tâm là các nhà FDI đều "lảng tránh" công nghiệp phụ trợ (CNPT).
PGS-TS Phùng Xuân Nhạ (ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết: "CNPT có thể tạo ra 80-95% giá trị gia tăng cho sản phẩm. Tuy nhiên, hiện các DN sản xuất, lắp ráp ở Việt Nam phải nhập khẩu từ 70-80% lượng sản phẩm này". Do đó, DN FDI thường "bao sân" từ đầu vào đến đầu ra của sản phẩm và "ẵm gọn" chuỗi lợi nhuận tạo ra từ quá trình đó.
Bài toán nhân lực PGS-TS Phùng Xuân Nhạ cho biết thêm, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầu tư FDI còn hạn chế, đặc biệt là về công nghệ và CGCN. Song, trước hết phải "tiên trách kỷ". Do điều kiện phát triển còn thấp nên nước chủ nhà chưa có nhiều sự lựa chọn và không lường hết được những hậu quả khi thu hút vốn FDI một cách dễ dãi là điều khó tránh khỏi. Mặt khác, việc trao quyền cho địa phương trong việc thu hút FDI một mặt làm tăng tính chủ động của địa phương, song cũng tạo ra hiệu ứng cạnh tranh để thu hút FDI bằng mọi giá. Còn một nguyên nhân nữa là việc điều chỉnh chính sách FDI chậm, chưa phù hợp với bối cảnh phát triển mới của Việt Nam.
Với tiềm lực công nghệ của Việt Nam như hiện nay sẽ rất khó để tự phát triển mạnh nếu không dựa vào bên ngoài. Tuy nhiên, nhiều dự án FDI sử dụng công nghệ cao đang gặp khó khăn vì thiếu trầm trọng nguồn lao động kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Điển hình là Tập đoàn IBM với việc mở Trung tâm Dịch vụ toàn cầu tại Việt Nam. Hãng này cho biết sẽ tuyển dụng bước đầu khoảng 250 chuyên gia công nghệ thông tin vào làm việc và tùy thuộc vào tốc độ phát triển, họ có thể tiếp nhận từ 3.000-5.000 lao động trẻ có trình độ cao... Hay Tập đoàn Intel cũng phải loay hoay trong việc tuyển dụng người vào làm việc tại Nhà máy lắp ráp và kiểm định chíp tại Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh. Điều đó cho thấy thách thức về nhân lực chất lượng cao đang là bài toán cần giải để có thể thu hút được những dự án FDI chất lượng.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 9 tháng đầu năm 2010, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 12,19 tỷ USD, bằng 87,3% so với cùng kỳ 2009. Điều đó cho thấy, sức hút của thị trường Việt Nam rất lớn và đem đến cơ hội để siết chặt vấn đề công nghệ trong các dự án FDI.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
Liên tiếp các thông tin được tung ra khiến thị trường vàng trong nước giảm mạnh. Tính đến ngày cuối tuần (14.11), giá vàng trong nước chỉ còn 35,1 triệu đồng bán ra.
Đột ngột tăng hơn 38 triệu đồng một lượng, rồi rớt về 34,9 triệu đồng chỉ trong một tuần, vàng mất giá đến 3 triệu đồng mỗi lượng, khiến không ít kẻ khóc người cười.
Trong kế hoạch 5 năm 2011 - 2015, cần tập trung mọi nguồn lực để giải bằng được bài toán điện lực và giao thông. Tất nhiên, vẫn triển khai các dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác.
Đánh giá cao tiềm năng trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, nhưng nhà đầu tư (cả trong và ngoài nước) vẫn rất thận trọng trước quyết định “bơm” vốn.
Tình trạng thiếu vốn cho BĐS luôn là vấn đề nóng đối với các DN BĐS. Cần thấy rằng việc huy động, vay mượn trong dân là những giao dịch xuất phát từ yếu tố khách quan, vì vậy cần có khuôn khổ và thủ tục pháp lý cần thiết để những giao dịch này được công khai, hợp thức hóa.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Để phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi vượt trội”.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
“Khủng khiếp”, đó là chữ được TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam, dùng để nói về độ lớn mức vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước, có liên quan mật thiết đến nợ công.
Đó là ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo 'Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: Cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động' do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức ngày 30.7
Bài viết này nhằm mục đích xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận đơn giản. Mô hình ước lượng của chúng tôi sử dụng cơ sở lý thuyết về lạm phát cho một nền kinh tế nhỏ và mở. Bài viết cố gắng đưa một một vài gợi ý thận trọng cho chính sách kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn thực hiện chính sách kích cầu.
Dù lạm phát vẫn đang ở mức thấp hơn so với năm 2008, nhưng tỷ lệ này tăng mạnh từ giữa năm 2009 và đang trở thành nguy cơ lớn nhất đối với Ấn Độ và Việt Nam. Trung Quốc; Singapore đã tuyên bố nâng giá đồng tiền; Ngân hàng Trung ương Ôxtrâylia, Ấn Độ, Malaixia, Philíppin và Việt Nam cũng đã lần lượt tăng lãi suất trong mấy tháng qua. Nỗi lo lạm phát gia tăng đang đè nặng lên các nền kinh tế Châu Á.
Với số nợ và mức thâm hụt thương mại quá lớn với Trung Quốc như hiện nay, Mỹ đã gia tăng áp lực bằng mọi cách buộc Trung quốc phải "thả lỏng" đồng nhân dân tệ. Ngày 15-4 sắp tới, Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải đưa ra tuyên bố xem Trung Quốc có phải là “nước thao túng tiền tệ” hay không. Khả năng xảy ra cuộc chiến tranh tiền tệ mới là rất lớn, theo giới phân tích đây có thể là một phần của âm mưu toàn cầu nhằm thiết lập trật tự thế giới mới.
72% doanh nghiệp tư nhân VN căng thẳng vì vốn. Theo Standard Chartered đồng Việt Nam sẽ giảm giá hơn nữa trong thời gian tới và lạm phát của VN năm nay sẽ ở mức 8,9%. Cơ chế lãi suất trần không còn phù hợp với thực tế. Ngân hàng Nhà nước cần phải thay đổi cơ chế cũ bằng một cơ chế mới, nếu không sẽ gây ra sự đè nén, kiềm chế sự phát triển kinh tế cũng như làm cho sự lưu thông tiền tệ có những tắc nghẽn và biến tướng khó kiểm soát.
Trong một thời gian ngắn, nhằm khơi thông nguồn cung cầu trên thị trường ngọai tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã liên tục có 2 lần thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ. Nhiều chuyên gia dự báo sẽ có thêm một đợt thứ ba trong năm nay, nhưng chưa biết khi nào - có thể vào quý III năm 2010? Liệu có xuất hiện tâm lý bất an khi sở hữu đồng nội tệ ?
Năm 2009 là năm không yên ả đối với thị trường tài chính Việt Nam khi các lĩnh vực tiền tệ, ngoại hối, thị trường vốn đều biến động phức tạp và liệu thực tế này có tái hiện trong năm nay không lại là câu hỏi không dễ trả lời.
Quyết định của Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được cho vay lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung dài hạn và thu thêm phí đối với các khoản vay ngắn hạn đang gây phản ứng trái nhiều từ các góc nhìn quan sát. Lãi suất thoả thuận đối với các khoản cho vay trung dài hạn của doanh nghiệp có nơi lên đến 18%/năm. Nhiều ý kiến cho rằng, mức này đã đến giới hạn chịu đựng của doanh nghiệp.
Việt Nam đã vượt qua đáy suy thoái kinh tế nhưng thị trường tiền tệ vẫn chưa bền vững, rủi ro cao. Chính phủ nên tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, không nên chạy theo giải pháp phá giá tiền đồng.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường nhà đất năm 2010 sẽ có nhiều áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và thách thức trước sự đổ bộ nhiều hơn của nhà đầu tư nước ngoài. Giới đầu tư cần có góc nhìn thực tế hơn và họ sẽ phải đau đầu đối diện với thách thức chọn sản phẩm nào và bán cho ai.
Do nhu cầu nhà đất còn rất lớn nên việc đầu tư vào thị trường bất động sản hằng năm lợi nhuận có thể đạt từ 25%-30%, nếu gặp đột biến có thể lên đến 150%.