Nền kinh tế thế giới đang diễn biến trái chiều và nằm ngoài dự đoán. Lạm phát, hoặc giảm phát đều có khả năng sẽ xảy ra trong tương lai.
Thị trường vàng tăng nóng và bất ngờ vượt rất xa mốc cản 1.400 USD/ounce. Ngày 9/11, giá vàng có lúc lên đến 1424 USD/ounce rồi hạ nhiệt và hiện giao dịch quanh mốc 1.370 USD/ounce.
Trong khi đó, tuần trước Coca-Cola vừa phát hành 4,5 tỷ USD trái phiếu kì hạn 3 năm với mức triết khấu 0,75%. Walmart cũng tung ra trái phiếu kỳ hạn 3 năm với mức chiết khấu tương tự.
Điều này cho thấy nhà đầu tư không chỉ lo lắng về lạm phát, nhiều người còn nghi ngại rằng giảm phát cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Trong tương lai, giá vàng có thể tiếp tục tăng, giá trái phiếu cũng có thể tăng. Tuy nhiên, sẽ không có chuyện cả 2 kênh đầu tư này cùng tăng.
Finance Times đưa ra một giả định rằng thế giới chia làm 2 xu hướng: một nửa lo ngại lạm phát còn nửa kia là giảm phát.
Những người thuộc nhóm đầu tiên sẽ mua hết vàng của nhóm thứ hai, những người còn lại sẽ mua trái phiếu của nhóm thứ nhất.
Điều này có nghĩa là người mua và người bán trên thị trường cân bằng và chẳng có lý do gì khiến giá của những tài sản này thay đổi.
Giả định thứ 2, nếu như những người lo ngại về lạm phát nhiều hơn, nghĩa là nhu cầu mua vàng nhiều hơn sẽ dần đến nhu cầu về vàng vượt quá nguồn cung, giá vàng sẽ tăng và trái phiếu giảm.
Còn ngược lại, nếu số người e ngại giảm phát nhiều hơn, họ sẽ tập trung mua trái phiếu, đẩy giá trái phiếu lên, trong khi lượng mua vàng ít đi, giá vàng sẽ giảm.
Rõ ràng là, vàng và trái phiếu không thể diễn biến cùng chiều với nhau.
Những nhà đầu tư cho rằng lạm phát sớm muộn gì cũng xảy ra sẽ tăng cường mua vàng và chơi một “trò chơi thời gian” vì vàng được coi là một kênh đầy tư an toàn trong cuộc chiến dài hơi chống lạm phát.
Khi giảm phát xảy ra, giá vàng chắc chắn trượt giảm vì nó mang lại thu nhập cho người nắm giữ, tuy nhiên, tại thời điểm cuộc khủng hoảng ngân hàng năm 2008 bùng nổ, giá vàng đã liên tục tăng do trái phiếu không ngừng sụt giảm.
Lợi nhuận mà người nắm giữ trái phiếu có thể nhận được phụ thuộc vào 3 yếu tố. Đầu tiên là lạm phát. Nếu lạm phát xảy ra, thì số tiền nhà đầu tư thực nhận sẽ nhỏ hơn số tiền họ đã bỏ ra ban đầu.
Thứ 2 là lãi suất. Yếu tố này thuộc về kinh tế vĩ mô nên các nhà đầu tư buộc lòng phải chấp nhận rủi ro. Nếu nền kinh tế tăng trưởng chậm thấp hơn, nghĩa là nhu cầu tín dụng thấp hơn, dẫn đến giá cả cũng bị thấp đi và trái phiếu cũng không nằm ngoài quy luật đấy.
Thứ 3 là những rủi ro tiềm ẩn trong tương lai.
Có thể so sánh điều này với Ireland khi mà trái phiếu chính phủ nước này tăng vọt lên 8,8%.
Nếu giảm phát xảy ra, nhà đầu tư sẽ được lợi, trong khi những tổ chức phát hành trái phiếu sẽ phải hứng chịu nhiều bất lợi.
Đây là lý do mà các nhà đầu tư lại đang tìm cho mình một công ty phát hành trái phiếu với nguồn tài chính mạnh và dòng tiền ổn định như Coca-cola hay Walmart.
Tuy nhiều nhận định cùng được đưa ra, nhưng thực tế thì, đa số hiện đang đứng về khả năng lạm phát. Vì vậy, nhà đầu tư mua vàng để bảo toàn tài sản của mình.
Trong khi đó, cục dự trữ Liên bang Mỹ FED lại bơm một khoản tiền lớn để mua trái phiếu nhằm đẩy tính thanh khoản của thị trường này lên và giảm nhu cầu đầu tư vào vàng nhằm cân bằng thị trường.
Finance Times cũng đưa ra nhận định rằng, thị trường đang diễn biến bất thường do các ngân hàng trung ương nhiều nước đã hành động “không đúng đắn”.
Cuối cùng, người bị thiệt hại trong cuộc chiến này chính là những nhà đầu tư thiếu sáng suốt.
(Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com