Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Huy động vốn quốc tế

Trong bối cảnh vay vốn trong nước khó khăn, huy động quốc tế thông qua việc phát hành trái phiếu ra nước ngoài đang được nhiều công ty trong nước hướng tới.

Nhưng theo các chuyên gia, cũng không ít rủi ro trong việc này nếu các doanh nghiệp trong nước không tính toán thận trọng ngay từ ban đầu.

Thêm kênh huy động vốn

Cuối tháng 12.2010, Đại hội cổ đông bất thường Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) đã thống nhất phát hành trái phiếu quốc tế để huy động 200 triệu USD cho các dự án đã và đang triển khai của HAG. Theo ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HAG, việc phát hành trái phiếu quốc tế nhằm huy động vốn cho hai mảng kinh doanh của công ty là trồng cây cao su và thủy điện.

Cụ thể, số tiền ròng thu về từ việc phát hành trái phiếu quốc tế được dùng để trồng mới và chăm sóc 15.000 ha cao su tại Campuchia, 25.000 ha cao su tại Lào và 11.000 ha cao su tại Việt Nam. Ngoài ra, HAG cũng dùng nguồn vốn này để xây dựng nhà máy thủy điện Nậm Kông 2 và 3 ở Lào, thủy điện Đắk Srông 3A, 3B và Bá Thước 1, 2  ở Việt Nam.

Lý do ra nước ngoài huy động vốn, theo ông Đoàn Nguyên Đức vì vay vốn trong nước khó khăn và lãi suất cao. Dự kiến lãi suất trái phiếu của HAG sẽ khoảng từ 8% - 10%, thanh toán 6 tháng một lần cho đến ngày đáo hạn. Trái phiếu quốc tế của HAGL phát hành theo luật New York (Mỹ), doanh nghiệp có quyền mua lại trái phiếu này trong vòng ba năm kể từ ngày phát hành.

Trước đó, cuối năm 2009, Công ty cổ phần Vincom (VIC) cũng đã phát hành thành công 100 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế với mức lãi suất 6% trong thời hạn 5 năm. Đợt phát hành này do Credit Duisse bảo lãnh. Đây là trái phiếu chuyển đổi quốc tế đầu tiên do một doanh nghiệp tư nhân VN phát hành trên thị trường vốn quốc tế và được niêm yết tại thị trường chứng khoán Singapore (SGX-ST).

Nhiều tập đoàn lớn trong nước cũng đang lên kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế để huy động vốn lớn như Tập đoàn dầu khí VN (PVN), Tập đoàn điện lực VN, Tập đoàn than - khoáng sản...

Rủi ro cao


Sau những thành công của một số doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp trong nước cũng lên kế hoạch huy động vốn trên thị trường quốc tế. Nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ nhiều DN "mặn" chuyện phát hành trái phiếu quốc tế bởi lãi suất thấp và dòng vốn dồi dào. Nhưng trên thực tế, chi phí huy động vốn trong nước cũng như nước ngoài của các doanh nghiệp tư nhân VN khá cao so với các nước trong khu vực, bởi lãi suất trong nước cao và hệ số tín nhiệm (raiting) của VN còn thấp.

Tất nhiên, điều này không ngăn cản được một số doanh nghiệp VN kinh doanh hiệu quả, sở hữu những dự án khả thi phát hành trái phiếu quốc tế để nắm bắt các cơ hội làm ăn. Nhưng điều đáng lo ngại hơn là những rủi ro trong phát hành trái phiếu quốc tế mà nếu không thận trọng, hậu quả của nó là rất lớn. Những điều này, không phải doanh nghiệp nào cũng lường hết được.

Ông Huỳnh Thế Du, chuyên gia tài chính Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright cho rằng, để phát hành trái phiếu quốc tế, các doanh nghiệp phải minh bạch công khai và có dự án tốt. Phát hành trái phiếu quốc tế thành công là tốt cho doanh nghiệp và cho cả nền kinh tế. Tuy nhiên, cần phải chú ý vấn đề thâu tóm vì trong nhiều trường hợp, các chủ nợ cho vay với mục đích đẩy doanh nghiệp vào khó khăn sau đó thâu tóm doanh nghiệp hay các dự án mà họ cho vay.

Thứ hai, về vấn đề rủi ro. Đây là các khoản vay nước ngoài bằng ngoại tệ nên doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro ngoại hối và cả nền kinh tế phải đối mặt với rủi ro vay vốn rất lớn. Nếu các khoản vay này quá lớn thì rất nguy hiểm. Hơn thế, nếu vốn vay được đầu tư vào các hàng hóa phi ngoại thương, như bất động sản chẳng hạn thì rủi ro càng lớn hơn. Thái Lan và các nước Đông Á là những trường hợp điển hình của vấn đề này. Vì vậy, doanh nghiệp trong nước phải hết sức thận trọng trong việc phát hành trái phiếu quốc tế.

Phát hành trái phiếu quốc tế thành công khơi thông kênh huy động mới cho các doanh nghiệp trong nước. Uy tín của doanh nghiệp cũng được nâng cao bởi tính minh bạch, công khai, hiệu quả là những yếu tố hàng đầu để phát hành trái phiếu quốc tế hiệu quả. Tuy nhiên, rủi ro trên sân chơi lớn cũng không thiếu. Vì vậy, doanh nghiệp phải thận trọng để không phải trả giá đắt khi bước ra sân chơi vốn ngoại.

(Thanh Niên)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Nên quy định “trần” lãi suất huy động ngoại tệ
  • Ngân hàng chạy đua lãi suất: Đâu là điểm dừng?
  • Nông thôn vẫn khát vốn!
  • Năm 2011, cơn sốt vàng có tái diễn?
  • Nhận định về thị trường tiền tệ năm 2011
  • Thị trường tiền tệ: Một năm nhiều “sóng”
  • Trước cánh cửa 2011: Ngân hàng ngoại ghi dấu ấn
  • Cơ hội đầu tư ngoài BRIC
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!