Nhân dịp đầu năm mới 2011, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành đã có buổi chia sẻ với phóng viên nhận định của ông về tình hình tài chính tiền tệ năm 2011.
Chuyên gia Bùi Kiến Thành cho rằng, thị trường tiền tệ năm 2010 có mặt hạn chế là không cung ứng được lưu lượng tiền cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh và phát triển dịch vụ. Tuy rằng, lượng tiền tệ có tăng trên 25% theo chỉ tiêu nhưng không có nghĩa là đi vào sản xuất, dịch vụ mà đi vào lĩnh vực khác như chứng khoán, đầu tư bất động sản, ngoại tệ...
Thứ hai, có những bất cập trong chính sách tài khóa. Chúng ta đang đầu tư nhiều vào những dự án thiếu hiệu quả kinh tế. Đặc biệt là quản lý tài khóa không quản lý được rò rỉ từ các đầu tư của nhà nước.
Nhìn lại những chính sách về tiền tệ được ban hành và thực hiện trong năm 2010 vừa qua, chuyên gia Bùi Kiến Thành cho rằng: "chính sách về tiền tệ không nhất quán và những thông tư, chỉ thị để làm giảm lãi suất chưa thực hiệu quả. Đến thời điểm này, lãi suất vẫn quá cao. Ảnh hưởng đến phát triển nền kinh tế".
Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ năm qua không đáp ứng được mục đích chính của chính sách tiền tệ. Đó là tạo cho nền kinh tế đủ lưu lượng tiền tệ để hoạt động với lại một lãi suất hợp lý.
Cụ thể, trong những tháng đầu nhà nước đã có những biện pháp làm giảm lãi suất xuống cũng như có khuyến nghị các ngân hàng nên giảm lãi suất. Nhưng hững ngày cuối năm, Chính phủ lại tuyên bố không kìm chế lãi suất mà ấn định theo thị trường. V
ới sự bật đèn xanh như vậy, tạo ra nhiều vấn đề. Thứ nhất, đối với các ngân hàng đang trong tình trạng yếu thế thu hút vốn thì tăng lãi suất huy động thay vì đi làm khuyến mãi, tặng quà... Rồi sau đó lãi suất cứ thế tăng dần lên. Đến khi Techcombank công khai huy động 17%, rồi một số ngân hàng khác cũng tăng lên 18%... thì tạo ra loạn lãi suất.
Không phải vì huy động cao như thế nền kinh tế huy động được thêm tiền trong nhân dân mà chỉ là đồng tiền chạy vòng từ ngân hàng này qua ngân hàng kia. Các ngân hàng nhỏ gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề thanh khoản của mình.
Hệ thống ngân hàng cũng gặp nguy cơ rủi ro nhiều hơn vì huy động cao thì phải cho vay cao. Nợ xấu của ngân hàng sẽ tăng lên. Bên cạnh đó cũng tạo khó khăn cho doanh nghiệp, không tiếp cận được nguồn vốn có lãi suất hợp lý để sản xuất kinh doanh.
Theo ông Bùi Kiến Thành, nếu có những chính sách điều hành thị trường tiền tệ một cách hợp lý của Nhà nước, lãi suất sẽ xuống.
Cụ thể Chính phủ cần đưa ra chính sách hợp lý, để có thể vận dụng được lưu lượng tiền tệ đầy đủ cho nền kinh tế phát triển bền vững. Vấn đề mặt bằng lãi suất được quy định và có những chính sách hỗ trợ. Được như vậy, lãi suất sẽ giảm và tạo ra mặt bằng lãi suất hợp lý cho nền kinh tế phát triển. Hy vọng rằng, trong năm 2011 tới, Nhà nước sẽ có những điều hành, điều chỉnh hợp lý để thị trường tiền tệ phát triển ổn định hơn.
(tamnhin)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com