Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cơ hội đầu tư ngoài BRIC

Thế giới đã và đang nói nhiều đến các nền kinh tế mới nổi BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) nhưng giờ đây các nhà đầu tư có thể tìm đến những nền kinh tế mới nổi mới mà hứa hẹn thành công và lợi nhuận không hề thua kém ở Châu Phi và các nơi khác.

BRIC giờ không còn là những gì quá mới lạ vì Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc đã là những cô gái được quảng cáo quá nhiều và quá đông các nhà đầu tư đang chen chân ở các quốc gia này. Chính vì thế các Cty nhanh chân nhất tới được những thị trường mới nổi mới sẽ hưởng nhiều lợi ích nhất từ các nền kinh tế này. Sự tập trung cao độ, nhất là những thị trường đang được chú ý nhiều bao gồm các quốc gia ở Châu Phi. Những ngôi sao mới nổi về kinh tế của Châu Phi có Nam Phi, Ai Cập, Algeria, Botswana, Libya, Mauritius, Morocco và Tunisia. Những nước này đang có mức thu nhập bình quân đầu người ngang với công dân các quốc gia khối BRICs (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc).

Ngoài ra còn nhiều quốc gia khác trên khắp thế giới cũng đáng đầu tư, tại Trung Đông có Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia đang thu hút nhiều sự quan tâm. Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nền kinh tế năng động nhất thế giới, Saudi Arabia đã tự do hóa rất nhanh nền kinh tế. Tại Châu Mỹ Latin mọi người nhắc nhiều đến Mexico về sự phát triển nhanh của các Cty và sự lớn mạnh của tầng lớp trung lưu. Nhưng bước phát triển thần tốc thuộc về Indonesia. Đó là ngôi sao của các nền kinh tế mới nổi mới vào năm 2011 nhờ sự sáng tạo của các doanh nghiệp, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và sự ổn định chính trị.

Một số thị trường cũng đáng quan tâm khác tuy cũng còn có nguy cơ rình rập nhất định, đó là Sri Lanka, Bangladesh, Pakistan ở Châu Á; Kenya, Nigeria và Rwanda ở vùng sa mạc Sahara của Châu Phi. Nigieria, quê hương của trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 10 thế giới, đã có sự ổn định chính trị. Ngân hàng Thế giới nêu tên Rwanda là quốc gia cải cách, ủng hộ hàng đầu với hoạt động kinh doanh. Các chuyên gia phân tích cũng thể hiện một sự quan tâm sâu sắc tới VN, địa điểm rất phù hợp để thực hiện chính sách đầu tư Trung Quốc + một. Hàng năm VN có thêm 1 triệu thanh niên bước vào thị trường lao động và tỷ lệ biết chữ cao hơn 90%. Các Cty viễn thông cũng phát hiện ra thị trường đầy hứa hẹn VN: tỷ lệ sử dụng điện thoại di động ở đây từ chỗ gần như thấp nhất của các nền kinh tế mới nổi trở thành một trong những quốc gia có số người dùng nhiều nhất.

So với các thị trường khác thì các nền kinh tế mới nổi ở Châu Phi vẫn rất hấp dẫn hơn vì dù sao Mexico vẫn đang rắc rối với cuộc chiến ma túy, Saudi Arabia là một xã hội đóng kín, những thị trường hàng đầu khác bị ảnh hưởng lớn vì sự lãnh đạo độc quyền hoặc quá cảm tính. Vì thế hãng General Electric muốn cung ứng cho Nam Phi máy móc phục vụ cho sự phát triển và thực tế các lãnh đạo tiềm năng của GE phải qua thời gian làm việc tại Châu Phi trước khi vươn lên đỉnh cao quyền lực. Hãng IBM cũng muốn cung ứng các thiết bị về máy tính mạnh cho châu lục đen.

Châu Phi có trữ lượng lớn nước khoáng có lợi cho sức khỏe con người so với thế giới trong khi giá nước khoáng đang tăng mạnh trên toàn cầu. Châu Phi cũng có lượng lao động trẻ rất lớn khi mà thế giới phương Tây phải đối mặt với sự suy giảm dân số và dân số già: vào năm 2040 cứ năm người thì có một người già của phương Tây. Nhiều thị trường địa phương của Châu Phi đang bùng nổ, thị trường Ai Cập mang lại lợi nhuận hàng năm tới 39% trong giai đoạn 200 – 2008.

Các Cty có khả năng làm ăn và thắng lợi với những Cty mới thành lập, hăng hái kinh doanh vượt qua mọi khó khăn như Banco Africano de Investmentos của Angola, hiện đang mở rộng kinh doanh tại Châu Âu và Brazil hoặc Orascom Telecom của Ai Cập đang làm ăn phát triển tại Trung Đông và các khu vực xa hơn. Họ có khả năng thực hiện các hợp đồng về hạ tầng với chính phủ địa phương và góp phần tạo nên nhu cầu của khách hàng tương lai.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Đầu tư theo hình thức PPP : Phát huy tính ưu việt để phát triển hạ tầng
  • Nhập nhèm chủ đầu tư nhà nước – tư nhân
  • Trọng tâm năm 2011 là kiềm chế lạm phát
  • Doanh nghiệp tìm lợi nhuận từ rủi ro năm 2011
  • Những dự án tỉ USD “trùm mền”
  • Thu hút FDI nhờ lao động rẻ: Lợi thế hay hại thế?
  • 2011: USD vẫn sẽ tăng giá
  • 10 lĩnh vực đầu tư lãi nhất tại Trung Quốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!