Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nợ công tăng đe dọa hệ thống tài chính toàn cầu

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Trong một báo cáo công bố ngày 20/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo nợ của các chính phủ trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế-tài chính thế giới 2008-2009 đã cao tới mức trở thành nguy cơ mới nhất đe dọa hệ thống tài chính toàn cầu.

Báo cáo ổn định tài chính toàn cầu của IMF nêu rõ, những nguy cơ đối với sự ổn định tài chính toàn cầu đã giảm bớt do quá trình hồi phục kinh tế tăng tốc nhờ sự can thiệp chưa từng thấy của các chính phủ, song những quan ngại về rủi ro nợ ở các nước phát triển có thể hủy hoại các cải thiện về ổn định và kéo dài giai đoạn sụp đổ tài chính.

Nếu không khôi phục đầy đủ hơn sự cân bằng về tài chính và cán cân chi tiêu của hộ gia đình, khả năng chịu đựng về nợ công ngày một xấu đi có thể tác động tới hệ thống tài chính.

Tác giả báo cáo nhấn mạnh, nếu di sản của khủng hoảng kinh tế-tài chính không được giải quyết rốt ráo, quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu sẽ bị phương hại và thế giới lại đứng trước nguy cơ một cuộc khủng hoảng tài chính mới.

Để tránh các hiểm họa này, IMF đề nghị chính phủ các nước thực hiện bốn biện pháp chính sách bao gồm: Xử lý thận trọng thâm hụt ngân sách nhằm tránh đẩy cuộc khủng hoảng sang giai đoạn mới; Thực hiện tốt chiến lược thoát khủng hoảng, đảm bảo tạo ra một hệ thống tài chính lành mạnh và có quy mô thích hợp để có thể cung cấp nguồn tín dụng cho khu vực tư nhân;

Triển khai các công cụ tài chính nhằm xử lý các hiểm họa từ các nguồn vốn đầu tư mạnh; Tiếp tục thúc đẩy cải tổ quy chế để cải thiện thị trường vốn, tăng cường xử lý rủi ro, giảm chi phí cứu trợ các thể chế tài chính./. 

(TTXVN/Vietnam+)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Standard Chartered: Cần cảnh giác với luồng vốn “chảy ngược”
  • Kiểm soát lãi suất khi bỏ trần
  • Tiếp tục xu hướng tự do hóa đầu tư nước ngoài
  • Điều hành chính sách tài chính, tiền tệ: Chủ động ngăn ngừa lạm phát
  • Cuộc đua giảm lãi suất cho vay bắt đầu
  • Nhiều doanh nghiệp "chuyển hướng" sang vay ngoại tệ
  • Thay đổi mô hình tăng trưởng
  • Linh hoạt trong chính sách tiền tệ: Bài toán hóc búa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!