Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kết cục nào cho cuộc tranh cãi tiền tệ của Mỹ - Trung Quốc?

Theo một phân tích tài chính cho rằng, khi cơn sóng thần Hy Lạp tại châu Âu đang suy yếu, thì nguy cơ rủi ro lớn tiếp theo mà các nhà đầu tư sẽ đối mặt được xuất phát từ Mỹ và Trung Quốc do tranh cãi xung quanh vấn đề tỷ giá đồng Nhân dân tệ (NDT). Trong trường hợp xấu nhất, một cuộc chiến thương mại toàn lực có thể xảy ra giữa hai nước và sẽ gây thảm họa cho thị trường toàn cầu. Nhưng đa số ý kiến lại nhận định nguy cơ một cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ là rất thấp. 
 
Tổng thống Obama (bên trái) và Thủ tướng Ôn Gia Bảo

Lý lẽ của Mỹ 

Quốc hội Mỹ vừa qua cáo buộc Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ, yêu cầu Bắc Kinh phải nâng giá trị đồng NDT thêm ít nhất là 25%. Một đồng NDT mạnh hơn có thể giúp các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh đạt được mục tiêu làm cho nền kinh tế Trung Quốc trở nên "tự lực tự cường" hơn thông qua việc thúc đẩy sức mua của người tiêu dùng và giảm phụ thuộc vào xuất khẩu, đầu tư. NDT mạnh có thể giảm bớt khoản thặng dư thương mại, tạo điều kiện quản lý dễ dàng hơn các luồng ngoại tệ đang ồ ạt đổ vào nước này.  

Nhưng, Tổng thống Mỹ Barack Obama gần đây đã ngầm chỉ trích rằng Bắc Kinh đang giữ đồng NDT “thấp một cách giả tạo” nhằm đem lại lợi thế bất bình đẳng cho hàng hóa xuất khẩu. Để cân bằng cán cân thương mại Mỹ-Trung và giảm tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức cao, Tổng thống Obama khăng khăng rằng, một sự thay đổi về tỷ giá cũng có thể góp phần giúp Trung Quốc tháo ngòi nổ căng thẳng với Mỹ, châu Âu và các đối tác thương mại khác vốn phàn nàn rằng một đồng NDT bị định giá thấp có thể khiến cho hàng xuất khẩu Trung Quốc rẻ và gây hại cho các đối thủ cạnh tranh nước ngoài và có khả năng kéo dài cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Một số nhà làm luật Mỹ đang yêu cầu áp thuế trừng phạt hàng hóa Trung Quốc, nếu Bắc Kinh không chịu hành động. 

Kể từ năm 1994, Bắc Kinh đã coi chính sách “ổn định tỷ giá hối đoái” lên hàng đầu. Tỷ giá hối đoái USD-NDT đã được giữ ổn định ngay cả trong thời kỳ diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997 - 1998). Sau khi chịu nhiều sức ép từ các đối tác thương mại, kể từ tháng 7/2005, Trung Quốc không còn gắn đồng NDT với đồng USD như trước nữa. Đồng NDT lại được cố định tỷ giá với đồng USD vào tháng 7/2008.  

Nhiều chính khác cũng như chuyên gia kinh tế Mỹ cho rằng, đồng NDT đang được định giá thấp hơn từ 25 đến 40% so với đồng USD. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định là chỉ cần Trung Quốc nâng giá đồng NDT thêm 20%, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ sẽ tự động tăng thêm 1%. 

 Lời của Bắc Kinh

Trung Quốc khẳng định rằng, việc họ giữ giá đồng NDT là phù hợp môi trường kinh tế vẫn khó khăn hiện nay. Việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái và các biện pháp kiểm soát chặt chẽ tiền tệ khác, bao gồm việc tăng lãi suất, sẽ làm suy yếu khả năng cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Trung Quốc, nhân tố quyết định của nền kinh tế Trung Quốc.

Một đồng NDT mạnh hơn có thể khiến Trung Quốc thúc đẩy sức chi tiêu của các hộ gia đình sau khi gói kích cầu trị giá 4 nghìn tỷ NDT (586 tỷ USD) đã giúp Trung Quốc hồi phục nhanh chóng từ cuộc khủng hoảng toàn cầu, song lại cản trở xu thế dựa vào đầu tư để tạo thêm việc làm. Nếu Bắc Kinh nâng giá đồng NDT thêm 30% thì “túi tiền” của ngành công nghiệp nặng nước này mỗi năm sẽ giảm khoảng 30 tỷ NDT (khoảng 4,5 tỷ USD), và khiến gần 25 triệu công nhân ngành dệt may có nguy cơ bị mất việc làm. Thêm vào đó, khoảng 10 ngành nghề khác của Trung Quốc như điện gia dụng, điện công nghiệp, đóng tàu, ô tô, gang thép, điện thoại di động… cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Báo chí Trung Quốc cho rằng, chủ trương tăng giá đồng NDT để giải quyết vấn đề việc làm ở Mỹ thực ra là không hiểu được thực chất nền kinh tế Trung Quốc cũng như thiếu hiểu biết về kinh tế Mỹ. Nhiều kinh tế gia nổi tiếng của cả Mỹ và Trung Quốc đều đã chứng minh đồng NDT tăng giá không thể giúp giải quyết nạn thất nghiệp của Mỹ, ngược lại chỉ làm xấu mối quan hệ thương mại hai nước. Bắc Kinh tôn trọng lợi ích của Oasinhtơn, nhưng Mỹ cũng phải nhận thấy rằng nhu cầu về việc làm của người Trung Quốc cũng rất lớn, số người có việc làm gắn với hoạt động thương mại quốc tế còn cao hơn Mỹ nhiều lần. Vấn đề bố trí việc làm cho sinh viên tốt nghiệp, công nhân, nông dân hàng năm của Trung Quốc cũng phức tạp hơn so với Mỹ.  

Trong một bài phát biểu trước Quốc hội Trung Quốc ngày 5/3, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho biết, về cơ bản đồng NDT sẽ vẫn "ổn định" ở mức "thích hợp và cân đối" trong năm nay, mặc dù ông không cho biết thêm.  
 

Nguy cơ với toàn cầu? 

Báo chí Trung Quốc đưa rằng, việc điều chỉnh cơ cấu ngành nghề cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc đương nhiên sẽ khiến đồng NDT có xu hướng tăng giá. Gần đây, có tin Chính phủ Trung Quốc đang nghiên cứu, tìm hiểu những tác động khiến đồng NDT cần phải tăng giá, nhưng việc làm này hoàn toàn không phải do tác động của Mỹ, Trung Quốc muốn hợp lý và ổn định hơn quá trình cải cách tỷ giá đồng NDT để đạt được mục tiêu đã đề ra.  

Các nhà phân tích nhận định, Bắc Kinh có thể cho phép đồng NDT tăng giá so với đồng USD trước giữa năm nay. Tuy nhiên theo họ, bất kỳ đợt tăng giá nào của đồng NDT cũng sẽ diễn ra từ từ. Nhà phân tích Nicholas Consonery thuộc công ty tư vấn Eurasia Group ở Oasinhtơn cho biết: "Thậm chí nếu Trung Quốc bắt đầu nâng giá đồng NDT, thì khả năng này cũng sẽ xảy ra rất chậm và không có tác động ngay tức thì đến thương mại". 

Ngày 15/4 tới, chính quyền Obama dự kiến sẽ đưa ra một bản báo cáo cho rằng Trung Quốc là “nước thao túng tiền tệ”. Theo đó, nếu Trung Quốc không có bước đi nào phù hợp, Oasinhtơn sẽ áp đặt các rào cản thương mại mới có khả năng gây tác hại nặng nề.  Để đối phó với lệnh trừng phạt, Trung Quốc có nhiều biện pháp để trả đũa. Họ có thể ngừng mua cổ phiếu của Mỹ. Điều này có thể khiến đồng USD mất giá sâu hơn. Hơn nữa, Trung Quốc cũng có thể đưa ra các lệnh trừng phạt thương mại của riêng họ, gây khó khăn lớn cho các tập đoàn công nghiệp của Mỹ đang cần nhu cầu từ Trung Quốc để khôi phục sự tăng trưởng.

Giới phân tích nhận định mặc dù có nguy cơ căng thẳng thương mại leo thang nhưng một cuộc chiến thương mại tổng lực giữa Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra. Đồng nội tệ của Trung Quốc rồi cũng sẽ tăng dần dần theo thời gian và sự phát triển kinh tế của Trung Quốc tăng sẽ không bị đe dọa bởi giá trị đồng NDT cao hoặc hàng rào thuế quan của Mỹ. Mỹ và Trung Quốc vẫn cần tới nhau và đầu tư gián tiếp thông qua Canađa vào Trung Quốc vẫn là một cơ hội đầu tư tốt.

(Theo Việt Hà // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Tăng trưởng tín dụng: Phải hạ lãi suất “2 đầu”
  • Tương lai các dự án chậm triển khai
  • Bài toán nhà ở: Lệch pha cung, cầu
  • Diễn biến tỷ giá còn nhiều bất ngờ
  • Giữ vàng sẽ bất lợi ?
  • Chuyên gia WB “hiến kế”: Việt Nam nên tăng lãi suất
  • 4 tác động khiến tỷ giá USD/VND giảm
  • Đổ xô quyết toán thuế TNCN
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!