Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tương lai các dự án chậm triển khai

Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM đã kiến nghị một số giải pháp cụ thể để trình UBND Thành phố hướng xử lý đối với những dự án “treo”.
 
Với vai trò là một trong hai trung tâm kinh tế - tài chính của cả nước, thời gian qua, TP.HCM là một trong 3 địa phương dẫn đầu về thu hút đầu tư, điển hình với nhiều dự án lớn mà Báo Đầu tư đã đề cập như: Trung tâm Tài chính Việt Nam - VFC, Khu đô thị đại học Quốc tế - VIUT (Berjaya Leisure - Malaysia làm chủ đầu tư), Khu Y tế kỹ thuật cao TP.HCM (Công ty TNHH Y tế Hoa Lâm - Shangri - La), Khu công viên phần mềm Thủ Thiêm (Công ty TNHH TA Associates Việt Nam), Khu đô thị sinh thái lấn biển Cần Giờ (Cần Giờ Tourist)... Nếu xét về tính cần thiết, đây là những dự án được kỳ vọng sẽ làm thay đổi diện mạo của vùng. Tuy nhiên, mức độ giải ngân vốn của các dự án vẫn chưa tạo được tính “đột biến” như chính số vốn mà nhà đầu tư đã đăng ký. Phải chăng, mấu chốt của vấn đề nằm ở nguồn vốn?

Không phủ nhận tài chính là nguyên nhân khiến nhiều dự án chậm tiến độ, nhưng theo TS. Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh Trường đại học Ngân hàng TP.HCM, đó không phải là nhân tố quyết định, bởi xét ở khía cạnh tính khả thi của một dự án (cả dự án sử dụng vốn tư nhân lẫn Nhà nước), tài chính là vấn đề định lượng và có thể giải quyết được bằng nhiều cách.

Cụ thể, với Dự án Saigon Sunbay (Cần Giờ), chủ đầu tư đưa ra 3 phương án gỡ thế bí về vốn là: huy động từ nhiều nguồn (nhà đầu tư nước ngoài, trong nước có năng lực), vay vốn nước ngoài và tiến hành tiểu dự án 100 ha. Loại trừ phương án 3 (vì cách này chỉ được sử dụng khi không còn hướng giải quyết nào khác), hai phương án còn lại đều mang tính khả thi. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là chủ đầu tư phải chứng minh được sự hấp dẫn của dự án để thuyết phục phía “rót vốn”.

“Trên thực tế, nhiều dự án phải đổ vỡ hay nằm chờ là do năng lực quản lý chưa tương xứng với quy mô dự án và quan trọng là yếu tố thị trường. Mặc dù đây là những nhân tố định tính, nhưng lại mang tính quyết định. Đối với những dự án trễ do tác động khách quan (thị trường, giải phóng mặt bằng…), chủ đầu tư có thể được gia hạn thêm thời gian, nhưng bắt buộc phải có điều kiện và thời hạn nhất định để đảm bảo môi trường đầu tư”, TS. Lê Thẩm Dương chia sẻ.

Nhìn nhận từ góc độ là cơ quan quản lý đầu tư, ông Lư Thanh Phong, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cho biết, năm 2010, TP.HCM sẽ tiến hành rà soát lại các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố. Hiện Sở đã kiến nghị với Thành phố thực hiện nhiều nhóm giải pháp đối với các dự án chậm triển khai so với tiến độ đề ra.

Chẳng hạn, với các dự án vướng quy hoạch, hoặc chậm do chính sách bồi thường, TP.HCM sẽ xem xét điều chỉnh quy hoạch và chỉ đạo các quận, huyện, sở ngành vào cuộc để tháo gỡ vướng mắc về cơ chế.

Đối với các dự án chậm do khách quan, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM đề nghị Thành phố gia hạn tiến độ từ 6 tháng tới 1 năm. Nếu sau thời gian gia hạn, dự án vẫn tiếp tục “treo”, thì Thành phố sẽ dứt điểm thu hồi!

Động thái kiên quyết của TP.HCM còn thể hiện ở chỗ nếu dự án được xác định chậm trễ do trách nhiệm của chủ đầu tư, thì giao các cơ quan chức năng đề xuất biện pháp thu hồi đất theo quy định của Luật Đất Đai; đồng thời, chấm dứt hoạt động dự án, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận đầu tư theo Luật Đầu tư../.

(Theo Hải Âu // Báo đầu tư)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Bài toán nhà ở: Lệch pha cung, cầu
  • Diễn biến tỷ giá còn nhiều bất ngờ
  • Giữ vàng sẽ bất lợi ?
  • Chuyên gia WB “hiến kế”: Việt Nam nên tăng lãi suất
  • 4 tác động khiến tỷ giá USD/VND giảm
  • Đổ xô quyết toán thuế TNCN
  • Va chạm thương mại tiền tệ Mỹ – Trung ai thiệt hơn ai?
  • Ngân hàng chạy đua tăng vốn - Doanh nghiệp, người tiêu dùng kêu gào vì lãi suất quá cao
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!