Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khai thác tốt các nguồn lực để xúc tiến đầu tư

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư trước thềm Hội nghị tổng kết công tác xúc tiến đầu tư khu vực phía Bắc do Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức vào ngày 24/10, ông Hoàng Văn Huấn, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Bắc (Cục Đầu tư nước ngoài) cho rằng, cần phải khai thác tốt các nguồn lực để hoạt động xúc tiến đầu tư thực chất và hiệu quả hơn.

Ông có thể đưa ra đánh giá ngắn gọn về công tác xúc tiến đầu tư thời gian qua?

Hoạt động khá tốt của hệ thống xúc tiến đầu tư từ cấp trung ương tới các địa phương trong thời gian qua đã tác động tích cực tới tình hình thu hút đầu tư của các địa phương. Chính điều này đã khiến vị trí của công tác xúc tiến đầu tư được nhìn nhận đầy đủ hơn, được quan tâm hơn tại nhiều địa phương.

Có thể nói, trong tổng số trên 57 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm 2008 đến nay có phần đóng góp của công tác vận động, xúc tiến đầu tư trong việc quảng bá, tạo dựng hình ảnh, môi trường đầu tư của Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, có những ý kiến cho rằng, công tác xúc tiến đầu tư vẫn manh mún, lãng phí và chưa đạt hiệu quả cao...

Tồn tại đương nhiên vẫn còn, do cả nguyên nhân nội tại và nguyên nhân từ các yếu tố liên quan. Sự chậm trễ trong quy hoạch phát triển ngành, khu vực; sự thay đổi nhanh của hệ thống chính sách pháp luật... đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xúc tiến đầu tư. Nhiều khi các nội dung thông tin vừa được đưa ra đã thay đổi, gây những tác động bất lợi tới không chỉ đối với môi trường đầu tư. Hơn thế, sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có chức năng xúc tiến đầu tư trong khu vực, giữa các địa phương vẫn yếu. Đã có thời điểm một địa bàn dồn dập có vài sự kiện của các địa phương, trong khi bẵng đi một thời gian dài chẳng có sự kiện nào được tổ chức.

Về sự phối hợp tổ chức xúc tiến đầu tư, một số địa phương cho rằng, họ có những đặc thù riêng nên muốn độc lập tổ chức?

Chúng tôi tôn trọng chiến lược xúc tiến đầu tư của các địa phương với những đặc thù riêng. Tuy nhiên, sự phối hợp ở đây không đồng nghĩa với việc cùng tổ chức sự kiện hay tập hợp lại thành một nhóm nào đó. Vấn đề là sự chia sẻ, cung cấp thông tin về các hoạt động xúc tiến, để các địa phương trong khu vực cũng như trung tâm xúc tiến đầu tư các khu vực cân nhắc trong triển khai các kế hoạch xúc tiến, tránh hiện tượng trùng lặp, lãng phí.

Với những địa phương có cùng mục tiêu, việc phối hợp cùng tổ chức các sự kiện sẽ rất có ý nghĩa trong cả khía cạnh tận dụng nguồn lực và kêu gọi đầu tư so với việc địa phương nào cũng cố gắng tự làm. Chúng tôi đang cập nhật thông tin của 31 tỉnh khu vực miền Bắc trên trang thông tin của Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Bắc. Tuy nhiên, để làm tốt việc cung cấp thông tin thôi cũng không thể thiếu sự phối hợp của các địa phương.

Trong khó khăn chung hiện nay, hoạt động xúc tiến đầu tư chắc cũng phải thay đổi, thưa ông?

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang khiến các nhà đầu tư các nước phải cân nhắc lại các kế hoạch đầu tư của mình. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mọi hoạt động đầu tư dừng lại. Vấn đề là lựa chọn các nhà đầu tư phù hợp để tiến hành các hoạt động xúc tiến một cách thiết thực, trọng tâm.

Bên cạnh đó, các nguồn lực được khai thác hiệu quả, hoạt động xúc tiến đầu tư sẽ không chỉ trông đợi vào nguồn ngân sách nhà nước. Có thể nói, trong bối cảnh hiện nay, sự cân nhắc liều lượng hợp lý giữa các sự kiện quảng bá và mục tiêu tập trung trong công tác xúc tiến đầu tư sẽ tạo nên hiệu quả cao hơn, tận dụng các nguồn lực tốt hơn.

( Cổng thông tin kinh tế )

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Rào cản các kế hoạch kết nối
  • Khoảng trống pháp lý trong hoạt động M&A
  • Đầu tư vào VN: Cơ hội trong khó khăn
  • Morgan Stanley: Kinh tế VN đang đi đúng hướng
  • Tín dụng bất động sản: Nguy cơ một làn sóng bất lực
  • Đo sức cạnh tranh
  • Mười hai vụ phá sản ngân hàng tồi tệ nhất lịch sử
  • Ẩn số quan hệ giữa ngân hàng và bất động sản tại Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!