Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Rào cản các kế hoạch kết nối

Nhiều kế hoạch kết nối của doanh nghiệp Việt Nam với các nước trong khu vực đang vướng phải những rào cản khá lớn, không chỉ về cơ sở hạ tầng.

Đánh giá của ông Ayumi Konishi, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam về cơ hội phát triển của Việt Nam trong khu vực Tiểu vùng sông Mêkong, tại cuộc toạ đàm Chuỗi cung ứng Hà Nội lần thứ nhất cho thấy, hiệu quả của các kế hoạch kết nối trong khu vực phụ thuộc rất lớn vào chuỗi cung ứng, hậu cần.

Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện nay, đây lại là một trong những điểm yếu lớn của Việt Nam. Phần nhiều nhà đầu tư nước ngoài khi đến Việt Nam, đều phàn nàn về những thiếu hụt trong nguồn cung nguyên phụ liệu, bên cạnh chi phí vận chuyển cao, thời gian vận chuyển kéo dài… Đặt vấn đề trên trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, điểm yếu này đang kéo theo những bất cập về kiểm soát chi phí đầu tư và kinh doanh của nhà đầu tư.

Những so sánh từ phía các nhà đầu tư Nhật Bản về chi phí đầu tư tại Việt Nam và một số nước trong khu vực cho thấy, các nhà đầu tư không dễ dàng chấp nhận sự thiếu hụt này nếu nó diễn ra trong thời gian dài và chậm được khắc phục. Trong buổi làm việc của Ủy ban Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) thuộc Cộng đồng Doanh nghiệp Nhật Bản, ông Nobuhiko Murakami, Tổng giám đốc Toyota Việt Nam cho biết, chính việc phải nhập khẩu nhiều nguyên phụ kiện từ bên ngoài, đã khiến mỗi sản phẩm của Toyota sản xuất tại Việt Nam có mức giá chênh lệch khoảng 4.000USD so với sản phẩm tương tự sản xuất tại Indonesia.

Ông Bart Van Ahee, chuyên gia tư vấn thuộc Công ty tư vấn và đào tạo EMS (Hà Lan) cho rằng, chi phí tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Ông ước tính, tại khu vực phía Bắc, sự gia tăng chất lượng của ngành hậu cần sẽ đóng góp khoảng 1% vào việc giảm tổng chi phí hàng xuất khẩu của doanh nghiệp.

Như vậy, với ưu thế của mình trong tuyến thông thương giữa Trung Quốc, Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, ông Bart Van Ahee đề xuất khu vực hành lang phía Bắc cần tập trung vào nâng cao tiêu chuẩn hoá của ngành hậu cần, tăng quy mô các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần, trong đó ưu tiên phát triển hệ thống đường sắt nối hai miền Nam Bắc, với các cảng biển tại Hải Phòng và khu vực lân cận. "Điều này phù hợp với định hướng phát triển sản phẩm công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao của các tỉnh xung quanh vùng Hà Nội", ông Bart Van Ahee phân tích.

Mặc dù vậy, bài toán nâng cấp và hoàn thiện chuỗi cung ứng vẫn đang chờ những lời giải liên quan tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam, những chủ thể tham gia công nghiệp phụ trợ. Ông Konishi thẳng thắn cho rằng, giải pháp để cải thiện khu vực doanh nghiệp này không hề đơn giản và Chính phủ Việt Nam còn nhiều việc phải làm.

Hơn thế, vấn đề tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế đối với dịch vụ kho vận, cung ứng của Việt Nam nhằm giảm bớt những căng thẳng về chi phí, tăng sức cạnh tranh của môi trường kinh doanh Việt Nam đang phụ thuộc rất lớn vào khung khổ pháp lý dành cho hoạt động này.

Ông Phùng Anh Tuấn, Công ty Luật VCI Legal nhận xét rằng, cơ hội cho giới đầu tư trong lĩnh vực này đã mở ra sau Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới. Thế nhưng, hệ thống pháp lý rõ ràng và cụ thể theo lộ trình mở cửa của Việt Nam đang là điều mà giới đầu tư nước ngoài quan tâm, vì phần lớn dịch vụ này đều có mặt trong các cam kết của Việt Nam với các lộ trình khác nhau.

( Cổng thông tin kinh tế )

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Khai thác tốt các nguồn lực để xúc tiến đầu tư
  • Khoảng trống pháp lý trong hoạt động M&A
  • Đầu tư vào VN: Cơ hội trong khó khăn
  • Morgan Stanley: Kinh tế VN đang đi đúng hướng
  • Tín dụng bất động sản: Nguy cơ một làn sóng bất lực
  • Đo sức cạnh tranh
  • Mười hai vụ phá sản ngân hàng tồi tệ nhất lịch sử
  • Ẩn số quan hệ giữa ngân hàng và bất động sản tại Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!