Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khoảng trống pháp lý trong hoạt động M&A

Thiếu cơ sở pháp lý là nguyên nhân khiến cơ quan quản lý nhà nước, lẫn giới đầu tư chưa an tâm với hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) tại Việt Nam.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư tại Hội thảo “Thực tiễn kiểm soát quá trình tập trung kinh tế tại Việt Nam” do Cục Đầu tư nước ngoài (FIA) phối hợp với Cục quản lý cạnh tranh (VCAD) tổ chức đầu tuần này, ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng VCAD thừa nhận, nhiều khái niệm nhằm kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế đang được tiếp tục nghiên cứu, do bất cập trong thực tế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới trách nhiệm kiểm soát hoạt động M&A của các cơ quan quản lý nhà nước.

Đơn cử, tiêu chí xác định thị phần để buộc DN phải thông báo với VCAD khi đạt ngưỡng 30-50% trên thực tế rất khó thực hiện, do hệ thống thông tin dữ liệu về DN của Việt Nam thiếu và rải rác ở nhiều cơ quan. Hơn thế, tiêu chí này đang được cho là thiếu định lượng và gây khó khăn cho các DN, khi họ phải mất chi phí khá lớn để nghiên cứu, đánh giá thị phần để xác định xem thương vụ của họ có thuộc diện phải thông báo cho VCAD trước khi tiến hành hoạt động M&A hay không.

Trong trường hợp này, không loại trừ DN cố tình tìm cách để tránh việc phải thông báo với VCAD về hoạt động M&A… Đã có kiến nghị chuyển hướng sang tiêu chí doanh thu kết hợp với đánh giá thị phần. Tuy nhiên, ông Mừng cho biết, chưa có một sự định hình mới nào cho những tiêu chí thay thế.

Cũng cần phải nói rằng, quan điểm của cơ quan quản lý nhà nước về M&A hiện rất khác nhau. Ông Ngô Công Thành, Trưởng phòng Dịch vụ (FIA) cho biết, ngay cả việc xác định M&A là đầu tư trực tiếp hay gián tiếp, điều kiện nào để chuyển hoá từ đầu tư gián tiếp thành đầu tư trực tiếp và ngược lại… hiện cũng chưa thốâng nhất.

Hơn thế, khuôn khổ pháp lý còn chưa rõ ràng, nằm rải rác tại nhiều văn bản và có sự xung đột dẫn tới các cách hiểu, cách giải thích không giống nhau giữa các cơ quan, các địa phương đã gây khó khăn cho việc áp dụng luật pháp. Hiện tại, các hoạt động M&A liên quan tới các DN niêm yết do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quản lý, liên quan tới đầu tư trực tiếp nước ngoài thì thuộc thẩm quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư… “Nếu như mỗi cơ quan nhìn M&A dưới góc độ riêng, thì không thể xây dựng được chính sách thống nhất cho hoạt động này”, ông Thành phân tích.

Trong khi đó, những thay đổi về điều kiện kinh doanh, cũng như giới hạn đầu tư đang được coi là mở ra những cơ hội lớn cho hoạt động M&A. Có thể liệt kê một số ngành được cho là sẽ đón nhận nhiều thương vụ M&A tới đây như ngân hàng, chứng khoán, phân phối, dược phẩm, kiểm toán… Các ngành này đều có đặc điểm chung là phát triển bùng nổ trong một vài năm gần đây, quy mô nhỏ, phân tán và điều đáng nói là, đang phải đứng trước những cải tổ lớn nhằm thoả mãn những điều kiện mới được đưa ra đối với các lĩnh vực này. Nếu không giải toả được những vướng mắc về khung khổ pháp lý như trên, các DN sẽ không thể tận dụng cơ hội đáng ra là củahọ.

Ví dụ, trong lĩnh vực phân phối, kể từ ngày 11/1/2009, các DN 100% vốn đầu tư nước ngoài sẽ được quyền phân phối tại Việt Nam. Tuy nhiên, giới hạn cho các DN này là chỉ được phép mở một cơ sở phân phối. Vấn đề nổi lên ở đây là, nếu nhà đầu tư nước ngoài mua lại DN phân phối của DN Việt Nam có hơn một cơ sở, thì sẽ giải quyết như thế nào? Với những hoạt động M&A có yếu tố nước ngoài, tỷ lệ sở hữu của nhiều ngành nghề, lĩnh vực hiện vẫn chưa rõ ràng. Vẫn còn các câu hỏi về cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) chỉ dành cho lĩnh vực phân phối hay cả sản xuất…

Không chỉ giới đầu tư gặp khó, mà ngay cả nhiều cơ quan đăng ký kinh doanh hiện cũng không mạnh dạn chủ động giải quyết thủ tục chuyển nhượng, sáp nhập mà thường đẩy “quả bóng” lên các bộ, ngành liên quan. Ông Đăng Dương Anh, Luật sư Văn phòng Luật Vilaf Hồng Đức cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài luôn cảm thấy không yên tâm và khó hiểu khi họ luôn phải chờ đợi các cơ quan quản lý nhà nước xin ý kiến, ngay cả với những quy định tưởng như đã rất rõ ràng.

Thông tin từ VCAD cho biết, năm 2007 có 113 vụ giao dịch M&A, với tổng giá trị trên 1,7 tỷ USD, trong đó 3/4 tổng giá trị giao dịch thuộc lĩnh vực dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, trong năm 2008, con số thống kê về các hoạt động M&A hiện chưa có. Nguyên nhân được cho là do diễn biến không thuận của nền kinh tế có thể đang ảnh hưởng tới hoạt động này.

( Cổng thông tin kinh tế )

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Khai thác tốt các nguồn lực để xúc tiến đầu tư
  • Rào cản các kế hoạch kết nối
  • Đầu tư vào VN: Cơ hội trong khó khăn
  • Morgan Stanley: Kinh tế VN đang đi đúng hướng
  • Tín dụng bất động sản: Nguy cơ một làn sóng bất lực
  • Đo sức cạnh tranh
  • Mười hai vụ phá sản ngân hàng tồi tệ nhất lịch sử
  • Ẩn số quan hệ giữa ngân hàng và bất động sản tại Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!