Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kịch bản tốt nhất…

Việc điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước, được coi như mở đầu một chu kỳ tăng giá trong năm 2011. Kế hoạch tăng giá điện vào tháng 3 tới và nhiều khả năng tăng giá xăng dầu, giá than cũng sẽ được điều chỉnh theo hướng tăng trong thời gian tới, đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu kịch bản giá cả năm nay có lặp lại như năm 2010?

Giá cả hàng hóa tăng hay giảm là lẽ thường trong đời sống kinh tế. Dưới con mắt của giới chuyên gia, giá cả thể hiện theo những cách khác nhau để phản ánh sự thay đổi của nhu cầu, sự phát triển của sản xuất, công nghệ. Khi cung tiền tăng, nó không khiến cho giá cả đồng loạt tăng ngay tức thì. Cung tiền từ hệ thống ngân hàng được bơm ra bao giờ cũng đến một số địa chỉ trước những địa chỉ khác. Những nơi mà nguồn cung tiền giá rẻ đến trước thì giá cả sẽ tăng trước. Từ những nơi này, dòng tiền sẽ “chảy” đến nơi khác, khiến cho sau một thời gian giá cả các mặt hàng đều tăng. Hiện tượng “té nước theo mưa” là không thể tránh được.

Chỉ có điều ta không thể biết được luồng tiền sau khi ra khỏi ngân hàng sẽ “chảy” về những hướng nào và do vậy cũng không thể biết được tại sao giá cả một số mặt hàng lại đột ngột tăng hay “té nước theo mưa” vào tháng 9 hay tháng 10 chứ không phải các tháng trước đó. Một nguyên nhân thường được nhắc đến là giá cả trong nước tăng là vì giá thế giới tăng. Theo một số chuyên gia dày dạn kinh nghiệm, thực ra không hẳn như vậy. Giá cả hàng hóa thế giới tính theo USD Mỹ tăng là bởi chính sách kích thích kinh tế của Mỹ. Đối với các nước kiểm soát đồng nội tệ chặt chẽ thì đồng USD lại bị mất giá so với đồng bản tệ.

Đơn cử đồng bản tệ của Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Australia tăng rất mạnh so với USD. Chính vì đồng bản tệ tăng giá nên ngay cả khi giá cả thế giới tính theo USD tăng giá thì giá nhập khẩu hàng hóa tính theo đồng bản tệ của các quốc gia kiểm soát tiền tệ chặt ít thay đổi. Vì vậy, các nước này đã giảm thiểu tác động của việc tăng giá cả thế giới đối với giá cả trong nước.

Trong năm 2010, lạm phát của hầu hết các nước nói trên đều dưới 5%. Trái ngược với các nước khu vực, VND lại mất giá liên tục tới 5,32% trong năm 2010 và vừa lên tới 9,3% mới đây. Sự mất giá của VND, theo các chuyên gia, xét cho cùng là nguyên nhân lạm phát từ các năm trước. Mà lạm phát cao các năm trước, xét đến cùng lại là do cung tiền cao từ các năm trước nữa. Tỷ giá đã được điều chỉnh tăng và giá cả hàng hóa cơ bản sẽ tăng.

Liệu kịch bản giá cả năm 2011 có lặp lại như năm 2010? Nếu Chính phủ muốn tiếp tục duy trì tăng trưởng GDP ở mức cao như năm trước thì bắt buộc phải tăng tổng cầu, tức là sẽ dẫn đến tăng giá cả đầu ra. Kịch bản giá cả như năm 2010 sẽ lặp lại trong năm 2011 này nếu Chính phủ không giảm được tổng cầu thông qua giảm chi tiêu Chính phủ.

Nói cách khác, nếu Chính phủ muốn theo đuổi mức tăng trưởng GDP năm 2011 theo kế hoạch từ 7-7,5% so với mức 6,78% năm 2010 thì, hoặc Chính phủ phải cải cách triệt để khu vực kinh tế Nhà nước để cải thiện năng suất lao động và chấp nhận mức lạm phát 10% như năm ngoái, hoặc sẽ phải chấp nhận mức lạm phát có thể tới 13%.

Để tránh lặp lại kịch bản giá cả như năm 2010, theo một số ý kiến đề xuất, kịch bản tốt nhất trong năm 2011 cho nước ta là duy trì mức tăng trưởng GDP khoảng 6-6,5%, mức lạm phát vào khoảng 8%, có lẽ là hợp lý nhất. Trong năm qua đã có thời điểm nước ta phải điều chỉnh mức tăng trưởng GDP theo hướng giảm cho phù hợp với tình hình.

(An ninh Thủ đô)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Thanh khoản đồng USD chưa bớt căng
  • Những khoản đầu tư lãi ‘khủng’ nhất năm 2010
  • Mong manh của khả năng kiềm chế lạm phát là 7%.
  • Bão tỷ giá có ảnh hưởng thế nào đến giá bất động sản?
  • Điều kiện vay tiêu dùng quá khắt khe
  • Mua đủ ngoại tệ: Ngân hàng nói có, Petrolimex bảo khó
  • Lãi suất đón “gió ngược”
  • Chủ đầu tư “ớn” bất động sản cao cấp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!