Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế thế giới: Đằng sau vòng xoáy lạm phát

Lạm phát tại nhiều quốc gia châu Á đang leo thang. Một loạt nước trên thế giới từ Mỹ đến châu Âu cũng “hốt hoảng” vì mức lạm phát tăng chóng mặt. Giá lương thực, dầu mỏ tăng cao đang đe dọa sự phục hồi của nền kinh tế thế giới.
Lạm phát bùng nổ

Sau khủng hoảng kinh tế, hầu hết các nước trên thế giới đang đối mặt với nạn lạm phát hoành hành. Giá cả tất cả mọi thứ từ lương thực, thực phẩm cho tới hàng hóa xa xỉ đều tăng giá chóng mặt.

Lạm phát Mỹ đã có mức tăng lớn nhất từ trước đến nay ở mức 0,2% và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,4% trong tháng 1-2011. Dù mức này thấp hơn so với nhiều quốc gia nhưng so với Mỹ là điều báo động. Mức tăng mạnh lần này được cho là do giá lương thực, nhiên liệu tăng chóng mặt. Trong tháng giêng, người lao động Mỹ đã phải tăng chi tiêu cho lương thực thực phẩm cao nhất trong vòng 1 năm qua.

Theo giới phân tích, nếu tình hình giá cả tiếp tục leo thang như hiện nay, tỷ lệ lạm phát của Mỹ trong năm nay sẽ rơi vào mức 3%, tăng gần 300% so với năm 2010.

Trong khi đó, tại Anh, tỷ lệ lạm phát cũng đã tăng cao nhất trong 2 năm qua. CPI của Anh tăng lên 4% trong tháng đầu năm 2011, mức tăng cao nhất kể từ tháng 11-2008. Tại Tây Ban Nha, tỷ lệ lạm phát cũng đạt mức 3%, cao kỷ lục trong 2 năm qua. Bulgaria và Hungary cũng thông báo mức lạm phát tăng hơn 4% trong tháng 1-2011…

Nguyên nhân do đâu?

Mọi người đi tìm nguyên nhân tại sao tình trạng này lại kéo dài đến thế. Nhiều người cho rằng, Trung Quốc và Mỹ đang góp phần làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Một số chuyên gia phương tây cho rằng, một trong những mối nguy hiểm hiện nay là lạm phát ở Trung Quốc đang trở thành một vấn đề nổi cộm và nó đang ảnh hưởng tới các nước khác.

Từ trước tới nay, người tiêu dùng ở rất nhiều nước đã quen với việc mua hàng hóa giá rẻ như bèo từ Trung Quốc. Nhưng giờ đây, điều này đã đang thay đổi. Giá hàng hóa tại đất nước tỷ dân này đang ngày càng đắt lên và việc Trung Quốc vẫn xuất khẩu một lượng lớn hàng hóa ra thế giới đã khiến rất nhiều người cho rằng họ đang xuất khẩu lạm phát sang nước mình. Và Trung Quốc đang góp phần làm cho tình trạng lạm phát toàn cầu trở nên tồi tệ hơn.

Theo họ, Trung Quốc đã thiếu thận trọng trong chính sách mở rộng tiền tệ.

Ai phải chịu trách nhiệm cho lạm phát giá hàng hóa và thực phẩm? Chủ tịch FED đã phủ nhận trách nhiệm của FED. Tất nhiên, thật khó để truy tìm lý do của lạm phát trong nền kinh tế nội địa, nói chi đến ảnh hưởng từ chính sách tiền tệ do một Ngân hàng Trung ương nước khác đưa ra.

Chính FED đứng đằng sau việc giá lương thực thực phẩm cũng như nhiều loại hàng hóa thế giới tăng mạnh và khiến thế giới các nước thứ ba khốn khổ. Đồng USD là đồng tiền dự trữ của thế giới. Gần như tất cả các giao dịch quốc tế được thực hiện bằng đồng USD. Phần lớn các loại hàng hóa trên thế giới cũng được tính theo USD.

FED vẫn bảo vệ quan điểm lạm phát lõi không tăng bởi FED không tin rằng thông qua chính sách tiền tệ của mình - chương trình nới lỏng định lượng (QE), FED tác động mạnh mẽ đến giá thực phẩm và năng lượng, giá nhóm mặt hàng này biến động quá mạnh và rất nhiều người khó khăn.
Bởi đồng USD là đồng tiền dự trữ của thế giới, các công ty xuất khẩu Trung Quốc nhận tiền USD khi bán hàng. Thế nhưng bởi họ không được đổi USD ra tiền nhân dân tệ trên thị trường mở, họ bán lại nó cho Ngân hàng Trung ương theo tỷ giá đã được neo.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc buộc phải in đồng nhân dân tệ để mua USD. Vì thế Trung Quốc có thêm đồng USD nhưng cũng phải in thêm lượng nhân dân tệ tương xứng. Nếu đồng nhân dân tệ được giao dịch tự do trên thị trường ngoại hối, lạm phát tại Trung Quốc chắc chắn giảm.
------------------------------------

Hệ thống tiền tệ quốc tế không giúp tái cân bằng kinh tế toàn cầu

Hãng thông tấn Reuters ngày 8/3 đưa tin, trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ - người chịu trách nhiệm phòng quốc tế - ông Charles Collyns hôm qua cho biết, hệ thống tiền tệ quốc tế ngày càng không phù hợp với việc tái điều chỉnh nền kinh tế toàn cầu.

Theo lý giải của ông Collyns, nguyên nhân là do Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác chưa thể để tỷ giá của các nước phản ánh được sức mạnh của thị trường.

Việc chính sách tỷ giá của Trung Quốc thiếu tính linh hoạt đang khuyến khích các quốc gia láng giềng can thiệp vào đồng nội tệ của nước mình, ông Collyns nhận định.

Ông này cho rằng, tất cả các nền kinh tế chủ yếu nên chuẩn bị cho phép biến động tỷ giá phản ánh sức mạnh của thị trường. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cần phải lớn tiếng kêu gọi các chính sách tỷ giá nhất trí chung toàn cầu.

Ông Collyns cùng bày tỏ mối lo ngại, việc kiểm soát vốn và can thiệp ngoại hối sẽ khiến dòng chảy vốn đổ vào những nền kinh tế chưa áp dụng các biện pháp này. Phương án khống chế ngăn chặn dòng chảy vốn nên được những quốc gia có tỷ giá được định giá cao coi là phương án giải quyết tạm thời.

Ông này cũng cho biết thêm, trong nhiều năm tới, Mỹ cần phải tiến hành những bước cải cách tin cậy, nhằm khôi phục tính bền vững của nền tài chính, giúp kinh tế phục hồi cân bằng. Còn những quốc gia chủ yếu có thặng dư các tài khoản vãng lãi cũng cần chuyển hướng chú trọng vào tăng trưởng kinh tế trong nước.

( Nguồn: ViTinfo )

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Đã có “cửa” mua USD
  • Vẫn khó mua đôla ngân hàng
  • Đầu tư công “át vía” đầu tư tư nhân?
  • Giao dịch ngoại tệ trên thị trường tự do: “Lặng sóng” bao lâu?
  • Các ngân hàng Trung Quốc: Bom hẹn giờ?
  • PCI thể hiện năng lực điều hành kinh tế
  • Bình luận kinh tế tài chính đầu tuần -Tiền đồng đang mạnh lên?
  • Cơ hội thâm nhập thị trường vốn quốc tế cho DN Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!