Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục vào 2010

Suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới tăng trưởng trong ngắn hạn của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nhưng các nhà kinh tế tin rằng, năm 2010 sẽ bắt đầu một giai đoạn phát triển kinh tế mạnh mẽ tại Việt Nam.
 

Nhiều chính sách được triển khai nhằm kích cầu nội địa Ảnh: đức thanh

Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á 2009 được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 31/3 cho hay, dù cũng phải chịu tác động bất lợi của suy thoái kinh tế toàn cầu như nhiều nước khác do độ mở cửa nền kinh tế, nhưng Việt Nam có thể sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) là 4,5% trong năm 2009. Con số này tuy thấp nhất trong nhiều năm nhưng vẫn khá ấn tượng so với nhiều nước khác ở châu Á.

“Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu làm giảm dòng vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) và lượng kiều hối chuyển về, đồng thời cũng làm giảm xuất khẩu. Ngoài ra, các biện pháp kích thích phát triển kinh tế bên cạnh tác dụng hỗ trợ tăng trưởng, nhưng cũng sẽ làm tăng thâm hụt tài khoản vãng lai, thâm hụt tài chính và có thể làm tăng lạm phát”, báo cáo của ADB viết.

Ông Ayumi Konishi, Giám đốc quốc gia của ADB Việt Nam cho hay, thách thức ngắn hạn đối với Việt Nam là phải hạn chế sự tăng trưởng chậm lại, trong khi vẫn kiểm soát được thâm hụt tài chính và thâm hụt tài khoản vãng lai. “Chính phủ cần phải có sự lưu tâm đặc biệt để giải quyết vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa và người nghèo, cũng như đồng thời đẩy mạnh các cải cách kinh tế và thực hiện các cam kết với WTO nhằm đảm bảo lòng tin của các nhà đầu tư.

Gần đây, các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam cũng giảm mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cho năm 2009 xuống còn 5,5% và 4,75% so với dự báo trước đó là 6,5% và 5%. Tuy nhiên, đánh giá của các tổ chức này vẫn bày tỏ sự lạc quan về triển vọng kinh tế của Việt Nam trong trung và dài hạn.

Công bố của Tổng cục Thống kê mới đây cũng cho thấy, tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ đạt 3,1% trong quý I/09. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cũng cho rằng, tình hình kinh tế sẽ khả quan hơn trong các quý tiếp theo nhờ các chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ đang được triển khai mạnh mẽ.
Cũng tại cuộc họp thường kỳ tháng 3, Chính phủ đã thảo luận việc trình Quốc hội xem xét hạ chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2009 xuống 5%, thay cho dự báo 6,5% trước đây, bởi những tác động xấu khó lường của suy thoái kinh tế toàn cầu.

Trong báo cáo của mình, ADB cũng cho rằng, thâm hụt tài khóa được dự đoán sẽ tăng lên 9,8% GDP năm 2009, do suy giảm nguồn thu từ dầu mỏ, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 28% xuống 25%, tăng trưởng kinh tế chậm lại và các biện pháp kích thích tài chính. Thâm hụt ngân sách sau đó sẽ giảm xuống còn 5,3% GDP vào năm 2010. Thâm hụt tài khoản vãng lai được dự báo sẽ tăng lên 11,5% GDP năm 2009. Năm 2010, thâm hụt tài khoản vãng lai dự kiến sẽ giảm xuống còn 9,7% GDP.

Dựa trên các phân tích này, ADB cũng cho rằng, điều quan trọng là duy trì sự cân bằng giữa thúc đẩy tăng trưởng với việc giữ thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách ở mức kiểm soát được trong quá trình khắc phục những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Ông Bahadir Ganiev, Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB Việt Nam cũng lạc quan tin rằng, với chính sách tiền tệ tiếp tục được duy trì nới lỏng, sự gia tăng trong tiêu dùng và đầu tư trong nước sẽ được thúc đẩy khi các biện pháp kích thích tài chính tác động đến toàn bộ nền kinh tế. Trong khi đó, tình hình tài chính toàn cầu dự đoán sẽ được cải thiện và sự phát triển mạnh của nhu cầu bên ngoài sẽ dẫn tới sự gia tăng đầu tư nước ngoài và làm tăng thêm giá trị xuất khẩu ròng hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam.

“Với những cơ sở này, chúng tôi dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi ở mức 6,5% trong năm 2010 và trong trung hạn, tăng trưởng GDP nhiều khả năng sẽ hồi phục ở mức 7–7,5%/năm do dòng vốn ĐTNN chảy vào mạnh,” ông Ganiev nói

 

 

( Theo báo Đầu tư )

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Những quả bong bóng ngân sách
  • Mua lại và sát nhập: Có thể là hình thức cho các công ty Việt Nam đầu tư ra nước ngoài ?
  • Cơ chế tác động và hạn chế nội tại của các công cụ tài chính công đối với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
  • Công ty tài chính: Èo uột vì bị "trói buộc" quá nhiều
  • Ưu đãi thuế: Chưa đủ!
  • Ngân hàng nên thay đổi
  • Ánh sáng cuối đường hầm?
  • Bám phao chưa đủ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!