Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lãi suất… chờ hạ?

Ông Phan Thanh Tịnh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH HT Việt Nam có trụ sở tại Đồng Nai, cho biết, 1 tháng trước đây, việc vay vốn là cực kỳ khó khăn, kể cả chấp nhận mức lãi suất cao. Nhưng thời điểm hiện tại, các ngân hàng như Sacombank hay SHB đã bắt đầu chủ động mời Công ty vay vốn với mức lãi suất 24%/năm. Một DN tư nhân khác, Giám đốc Công ty Quý Đạt ở TP. HCM cho biết thêm, DN ông đang hoàn thiện nốt thủ tục để vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với mức lãi suất 21%/năm.

"Mặc dù mức lãi suất cho vay vẫn còn cao, nhưng việc các ngân hàng sẵn sàng cho vay đã phát đi một tín hiệu tích cực trong nền kinh tế", ông Tịnh nói.

Một lãnh đạo cấp cao tại Maritime Bank nhận xét, các ngân hàng bắt đầu có xu hướng giảm nhẹ lãi suất cho vay VND, nhưng vẫn hạn chế đối với các khoản cho vay tiêu dùng, nhằm kích thích nhu cầu vay vốn của hộ kinh doanh và DN sản xuất.

Khảo sát thị trường tiền tệ cho thấy, lãi suất cho vay VND đang có dấu hiệu giảm nhẹ. Tại Vietinbank, Vietcombank và các ngân hàng quốc doanh, lãi suất cho vay VND dao động từ 17 - 21%/năm, các ngân hàng ngoài quốc doanh từ 21 - 24%/năm và các công ty tài chính từ 20 - 22%/năm.

Không những giảm lãi suất cho vay với các DN nói chung, nhiều ngân hàng còn ưu đãi lãi suất cho một nhóm đối tượng riêng biệt, như cho vay tài trợ xuất khẩu, giải pháp vốn cho các DN ngành phân bón, thủy hải sản, thức ăn chăn nuôi… Cụ thể, Techcombank vừa triển khai sản phẩm cấp tín dụng cho DN ngành nhựa, nhằm đáp ứng kịp thời về vốn thu mua, nhập khẩu nguyên liệu và thanh toán các chi phí đầu vào. Tài sản đảm bảo của DN sẽ rất linh hoạt như tín chấp, hàng hóa, phương tiện vận tải hoặc quyền đòi nợ. DN sẽ được hỗ trợ tối đa về vốn với tỷ lệ cho vay tối đa lên đến 100% giá trị chứng từ đầu vào và lãi suất dao động trong khoảng 21 - 22%/năm.

Lý giải về xu hướng giảm lãi suất dù còn khá dè dặt, lãnh đạo một số ngân hàng cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, thanh khoản cũng như vốn của các tổ chức tín dụng tương đối tốt. Lãi suất liên ngân hàng VND kỳ hạn qua đêm tuần qua đã giảm còn khoảng 10%/năm, giảm 2%/năm so với tuần trước đó, trong khi các kỳ hạn 1 - 2 tuần cũng giảm nhẹ, hiện ở mức 11 - 14%/năm.

Cụ thể hơn, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, hơn 2 tháng nay, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng luôn bình ổn, dao động trong khoảng 12 - 15%/năm, phụ thuộc vào các loại hình giao dịch. Nếu so mặt bằng lãi suất chung với tỷ lệ lạm phát hiện nay thì tỷ lệ này khá ổn định, thậm chí còn hơi thấp.

"Khi vốn đã có, giữa các ngân hàng vay mượn lẫn nhau với lãi suất tối đa khoảng 15%/năm nghĩa là vốn cho nền kinh tế đã sẵn sàng", ông Bình nói.

Đặc biệt, tăng trưởng tín dụng 7 tháng đầu năm của toàn hệ thống rất thấp, ước đạt 7,6% so với tháng 12/2010, thậm chí trong tháng 7 vừa qua, tín dụng giảm xấp xỉ 0,2%; trong đó tín dụng VND giảm 0,9%. Nguyên nhân được cho là lãi suất cho vay quá cao nên các DN hoạt động sản xuất - kinh doanh lành mạnh không thể tiếp cận được nguồn vốn.

"Mặt bằng lãi suất quá cao và đang có xu hướng giảm dần vì đã quá sức chịu đựng của DN. Quan trọng hơn cả là chính các ngân hàng cũng buộc phải đặt ra yêu cầu giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ các DN hoạt động sản xuất - kinh doanh lành mạnh, bởi đó là lợi ích của cả đôi bên", TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng nhận xét.

Đặc biệt, cán bộ tại một ngân hàng cổ phần cỡ vừa cho biết, hiện tại, lãi suất huy động của ngân hàng này đã giảm rõ rệt. Khoản huy động cho món tiền cao nhất của cá nhân hiện không quá 18%/năm và đối với DN là 18,5%/năm. Mức lãi suất cho vay DN sản xuất của ngân hàng này hiện dao động trong khoảng 21 -23,5%/năm dựa theo thứ tự xếp hạng DN của ngân hàng. Đồng thời, ngân hàng này có chủ trương giảm lãi suất cho vay trong mấy ngày tới.

Với các dấu hiệu trên, phần lớn các chuyên gia kinh tế đều dự báo, khả năng lãi suất cho vay VND sẽ tiếp tục xu hướng giảm trong vài tuần tới.
 

Nhuệ Mẫn

Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Lãi suất bao giờ hết “vượt trần”?
  • Chờ lãi suất giảm
  • Lãi suất sẽ giảm
  • Lạm phát từ góc nhìn cung tiền
  • Lãi vay giảm có... trọng điểm
  • Cần lành mạnh hoá và tuân thủ quy luật thị trường
  • Cứ khó khăn lại xin... giải cứu
  • Nhà thu nhập thấp: Giá cao làm sao đi vào đời sống?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!