Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lãi suất đang thiếu lành mạnh?

Đồng thuận của hệ thống các NHTM đang dần dần đưa mặt bằng lãi suất cho vay và đặc biệt làm hạ nhanh mặt bằng lãi suất huy động trên thị trường. Động thái tích cực này lại mang đến một diễn biến khác không bình thường trong biểu lãi suất đầu vào của hàng loạt NHTM.

Lường trước


Không chỉ đưa lãi suất huy động xuống quanh mức 11-11,2%/năm như đồng thuận với Hiệp hội Ngân hàng VN, nhiều NHTM trong ít ngày qua thậm chí còn đưa lãi suất huy động VND xuống 10,6-10,8%/năm.

Theo đánh giá của NHNN, ít nhất trong tuần qua, mặt bằng lãi suất huy động VND trên thị trường giảm khoảng 0,2-0,4%/năm so với tuần trước đó. Điểm đáng lưu ý là phần lớn các NHTM bao gồm cả nhóm nhà nước và cổ phần đều thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất.

Mức lãi suất huy động phổ biến hiện được các NHTM đưa xuống mức 11-11,2%/năm và không có thêm các hình thức thưởng trực tiếp bằng tiền hoặc lãi suất như thời gian trước đây.

Quá sớm so với mục tiêu giảm lãi suất huy động xuống 10,5%/năm trong tháng 8.2010 và xuống tiếp 10%/năm trong tháng 9.2010 như VNBA đưa ra, song một vài NHTM hiện đã rút lãi suất huy động xuống dưới mức 11%/năm.

Điểm đáng lưu ý là hầu như toàn bộ các NH áp dụng các mức lãi suất dưới 11% đều thuộc nhóm cổ phần như TrustBank, SHB, VietABank, Shinhanvina Bank. Trong đó đáng kể nhất tại TrustBank và Vietabank, 100% các kỳ hạn huy động vốn 1-36 tháng đều có lãi suất trong khoảng 10-10,8%/năm.

Cũng chưa hẳn là dấu hiệu tích cực bởi trên biểu lãi suất huy động của TrustBank, Vietabank hay hàng chục NHTM khác, phương thức một đường lãi suất thẳng ngang hay một mức lãi suất cho hàng chục kỳ hạn lại xuất hiện trở lại.

Diễn biến này từng xuất hiện một thời gian dài trước đây và bị coi là trái với mặt bằng lãi suất thông thường – lãi suất càng cao cho kỳ hạn càng dài. Dù giảm lãi suất xuống 11%/năm, song Vietinbank mới đây cũng áp dụng lãi suất này cho hàng chục kỳ hạn từ 1 tháng đến 12 tháng.

BIDV cũng có đến 8 kỳ hạn từ ngắn đến dài có cùng mức lãi suất 11,2%/năm. Tình trạng tương tự cũng xuất hiện ở hàng chục các NHTM khác nhau và ở một vài NHTM khác, dù có tạo được mức chênh song cũng không là đáng kể tạo nên sức hấp dẫn cho từng kỳ hạn. Với diễn biến này, nhiều đánh giá cho rằng, khách hàng không có lý do gì phải để NH giữ hộ tiền ở kỳ hạn dài trong khi các kỳ hạn ngắn, chủ động về vốn hơn cũng có lãi suất tương tự.

Vốn nào hạ lãi suất?

Trong khi đó với dòng vốn ngắn hạn, các NHTM hiện hoàn toàn có thể tìm kiếm thông qua kênh thị trường mở với lãi suất thậm chí còn thấp hơn rất nhiều. Thực tế cho đến nay, các NHNN vẫn thực hiện việc hỗ trợ các NHTM thông qua thị trường mở với tần suất thông thường được duy trì 2 phiên mỗi ngày.

Chỉ riêng trong 7 phiên đấu thầu các loại giấy tờ có giá ngắn hạn được NHNN tiến hành trong mấy ngày đầu tháng 7 (1-8.7), khối lượng trúng thầu lên đến gần 31.000 tỉ đồng với hàng chục thành viên tham gia đấu thầu.

Với lãi suất thấp, chỉ từ 7%/năm đến cao nhất là 7,5%/năm, dòng vốn được NHNN “cấp” qua kênh thị trường mở được coi là yếu tố then chốt giúp các NHTM cân đối nguồn vốn, tạo điều kiện hạ dần mặt bằng lãi suất thị trường đặt biệt trong thời gian tới. Song các kỳ hạn vốn mà NHNN bơm qua thị trường mở vẫn là các kỳ hạn ngắn, tối đa đến 28 ngày.

Ngay như các phiên đấu thầu được tổ chức từ đầu tháng 7 đến nay, kỳ hạn dài nhất cũng chỉ đến 14 ngày. Các kỳ hạn này, theo như nhiều ý kiến, là quá ngắn và chỉ có thể giúp các NHTM cân đối vốn hay giải quyết tình trạng khó khăn về thanh khoản trong trước mặt. Đặt mục tiêu hạ lãi suất cho thời gian dài, các NHTM cần thêm sự hỗ trợ từ phía NHNN với các phiên đấu thầu giấy tờ có giá ở các kỳ hạn dài.

Trong khi đó trên thị trường liên ngân hàng, doanh số giao dịch VND chủ yếu vẫn phát sinh với các kỳ hạn ngắn, chiếm khoảng 31% trong tổng doanh số gần 93.000 tỉ đồng trong tuần qua. Các kỳ hạn giao dịch dài ngày vẫn chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng doanh số giao dịch VND cũng như USD. Trái ngược với dòng vốn ngắn hạn dồi dào từ nhiều nguồn, nguồn vốn dài hạn sẽ vẫn là khó khăn lớn nhất của hệ thống các NHTM khi mà NHNN cũng quy định rõ ràng các NHTM chỉ được sử dụng một phần nhỏ vốn ngắn hạn cho vay dài hạn cũng như kiểm soát chặt việc sử dụng nguồn vốn từ thị trường liên ngân hàng.

(Báo Lao Động)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Chủ động thu hút và sử dụng vốn FDI
  • "Trung Quốc không có tư cách để xếp hạng tín dụng nợ của các nước"
  • Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ
  • Những điều ít biết về ODA
  • Lợi nhuận năm 2010: Mối lo lớn dần của các ngân hàng?
  • Sản phẩm bảo hiểm “made in Vietnam”: Bao giờ phong phú hơn?
  • Cho vay tiêu dùng, tiềm năng có nhưng khó phát triển
  • Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!