Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sản phẩm bảo hiểm “made in Vietnam”: Bao giờ phong phú hơn?

Thống kê trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ hiện nay cho thấy, có khoảng hơn 90% sản phẩm bảo hiểm có nguồn gốc “may đo” từ nước ngoài. Sản phẩm các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam tự nghiên cứu phát triển chỉ chiếm không quá 10% và chủ yếu là các sản phẩm không phải thu xếp tái bảo hiểm như: bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm con người với mức trách nhiệm thấp, bảo hiểm du lịch nội địa.

Thực tế này bắt nguồn từ đặc thù của ngành bảo hiểm là tính san sẻ và quốc tế cao, đối với các các quy tắc bảo hiểm doanh nghiệp Việt Nam thiết kế nếu không được các nhà tái bảo hiểm quốc tế công nhận, khả năng thu xếp tái bảo hiểm không được thì cũng khó có thể triển khai sản phẩm đó.

Chẳng hạn như một số quy tắc du lịch nước ngoài các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam tự phát triển nhưng không phổ biến được do thiếu điều kiện đáp ứng. Đặc biệt, có những sản phẩm bảo hiểm như bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hàng không, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu (P&I), bảo hiểm năng lượng do đặc thù về đối tượng bảo hiểm, năng lực bảo hiểm và pháp luật quốc tế, đặc tính thị trường tái bảo hiểm là “đóng” nên bắt buộc phải dùng quy tắc của thị trường bảo hiểm nước ngoài mà không được sửa đổi (ví dụ như bảo hiểm năng lượng và máy bay bắt buộc phải thực hiện tái bảo hiểm qua thị trường London…).

Tuy vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng không thể bê nguyên các quy tắc bảo hiểm có sẵn của nước ngoài áp vào thị trường Việt Nam, ví dụ như một số quy tắc, quy định về tòa án hay luật sử dụng khác tại Việt Nam, nếu các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn sử dụng thì không tránh khỏi có trường hợp kiện tụng, tranh cãi. Như vậy, ngoài một số quy tắc bảo hiểm bắt buộc không được sửa đổi thì các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải “may đo” các sản phẩm của nước ngoài cho phù hợp với điều kiện trong nước.

Ông Trần Trung Tính, Phó Giám đốc Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) cho biết, hiện nay BIC đang cung cấp khoảng 90 sản phẩm bảo hiểm, các sản phẩm bảo hiểm về tài sản kỹ thuật, hàng hải đều có nguồn gốc từ nước ngoài và được chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với điều kiện trong nước. Riêng các sản phẩm phi hàng hải (nhóm sản phẩm bảo hiểm con người, xe cơ giới, trách nhiệm, tài chính…) thì tỷ trọng sản phẩm tự nghiên cứu và phát triển lớn hơn.

Trong số các sản phẩm mới của BIC năm 2010, hầu hết đều là sản phẩm “may đo” có sự tư vấn, hỗ trợ của chuyên gia nước ngoài, như: BH cây cao su, BH bảo hành, BH nhà tư nhân, BH nhà chung cư, BH bảo lãnh, BH trách nhiệm của tổ chức tài chính, BH trọn gói cho doanh nghiệp vừa và nhỏ...

Trên thực tế các sản phẩm như bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm du lịch và các sản phẩm bán chéo qua kênh bancassurance đều là do các công ty bảo hiểm trong nước phát triển.

Cụ thể năm 2010, BIC cũng đã tự nghiên cứu và phát triển sản phẩm bảo hiểm người vay vốn BIC Bình An (bán qua hệ thống BIDV) và đã thu được thành công khi sản phẩm có tốc độ tăng trưởng doanh thu từ đầu năm tới nay là 260% và dự kiến sẽ tăng trưởng gấp 15 lần trong năm 2010. Tất nhiên, lợi thế là thành viên của một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất cả nước cũng tạo điều kiện thuận lợi không nhỏ cho BIC dẫn đầu trong việc phát triển các sản phẩm và kênh Bancassurance…

Theo nhận định của một số chuyên gia bảo hiểm, có rất ít hy vọng thị trường bảo hiểm Việt chỉ dùng hàng Việt, vì quy mô các công ty bảo hiểm Việt Nam còn nhỏ, sản phẩm nào phải tái ra nước ngoài thì chắc chắn phải dùng quy tắc quốc tế hoặc được quốc tế chấp thuận. Hơn nữa, thực tế hiện tại mức giữ lại thông thường của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam chỉ là 100.000 đến 500.000 USD. Phần còn lại thì phải nhượng tái bảo hiểm ra nước ngoài để đảm bảo an toàn. Vì thế, việc áp dụng các điều kiện, điều khoản của nước ngoài cũng là điều bình thường.

Cũng có ý kiến khác cho rằng, thị trường bảo hiểm Việt Nam còn đang rất mới mẻ so với các nước tiên tiến. Ngoài ra, một trong những mục đích chính của chúng ta trong việc hội nhập là nhận chuyển giao công nghệ và tri thức từ các nước phát triển. Vấn đề là chỉnh sửa sản phẩm và biểu phí như thế nào cho phù hợp với nhu cầu và túi tiền của khách hàng mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán cho doanh nghiệp bảo hiểm mới là điều cần quan tâm.

Trên thực tế, đã có nhiều sản phẩm được bán rất nhiều ở thị trường khác nhưng lại không thành công ở Việt Nam. “Bản chất của sản phẩm bảo hiểm là dễ bị sao chép nên chúng ta cũng không nên quá chú trọng đến nguồn gốc của sản phẩm. Quan trọng nhất là sản phẩm có bán được không và có mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp bảo hiểm không”, Giám đốc makerting của một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chia sẻ.

 “Vẫn phải chấp nhận thực tế là thị trường dùng các sản phẩm ‘may đo’ từ quy tắc bảo hiểm nước ngoài. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm nguồn lực, thời gian và chi phí nghiên cứu phát triển. Mặt khác, áp dụng những điều kiện đã được kiểm chứng và áp dụng từ lâu ở thị trường khác sẽ đảm bảo cho sự thành công của sản phẩm”, ông Tính nhận định.

Tuy nhiên, cũng theo ông Tính, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước vẫn đang có những nỗ lực tự nghiên cứu các sản phẩm phù hợp với thị trường nội địa và mang bản sắc riêng của mình để tăng khả năng cạnh tranh. Hiện không ít các doanh nghiệp tìm cho mình hướng đi riêng là phát triển các kênh phân phối mới, mở rộng khả năng tiếp cận của khách hàng, đặc biệt kênh trực tuyến sẽ là hướng mới của các doanh nghiệp bảo hiểm trong thời gian tới.

(Đầu tư chứng khoán điện tử)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Lợi nhuận năm 2010: Mối lo lớn dần của các ngân hàng?
  • Cho vay tiêu dùng, tiềm năng có nhưng khó phát triển
  • Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
  • Một số quỹ đầu tư đang chịu sức ép thoái vốn
  • Lo ngại biến động tỷ giá là không có cơ sở
  • Xử lý nợ theo tiêu chuẩn mới, ngân hàng khoẻ lên
  • Cán cân thanh toán quốc tế thặng dư 3,43 tỷ USD
  • Ronald-Peter Stöferle: Không có bong bóng trên thị trường vàng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!