Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trăn trở gói kích cầu thứ hai và nguy cơ lạm phát

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam nên có gói hỗ trợ thứ hai sau khi gói kích cầu thứ nhất của Chính phủ kết thúc vào cuối năm nay nhưng hỗ trợ như thế nào để tránh lạm phát quay lại là điều đáng phải trăn trở.

Kích cầu là cần thiết...

Theo các chuyên gia, gói kích cầu kinh tế thứ nhất của Chính phủ đã có hiệu quả tích cực, giúp Việt Nam trở thành một trong số ít những nước trên thế giới giữ được mức tăng trưởng dương. Tuy nhiên, bất kỳ "toa thuốc" nào cũng có những tác dụng phụ, đối với Việt Nam là nỗi lo lạm phát quay lại vào năm 2010.

Ông Cao Sĩ Kiêm, Thành viên Hội đồng tư vấn tiền tệ Quốc gia, cho biết gói kích cầu thứ nhất đang phát huy tác dụng, nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi. Vì vậy, Việt Nam nên làm tốt gói kích cầu hiện có và cần có những biện pháp tích cực để chương trình hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay trung và dài hạn được triển khai từ tháng 4 năm nay đạt hiệu quả cao hơn.

Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam Ayumi Konishi, phân tích Chính phủ Việt Nam nên tiếp tục một số biện pháp kích thích đã có và trong quá trình đó cân nhắc xem có nên bổ sung thêm hay điều chỉnh gì không, tùy thuộc vào chuyển biến cụ thể của nền kinh tế.

Còn bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB), cho biết kinh tế thế giới đã "gượng dậy" nhưng các nước vẫn đang có những giải pháp tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế của họ. Còn đối với Việt Nam, hiện nay là thời điểm phù hợp để đánh giá lại hiệu quả của gói kích cầu. Từ đó mới quyết định nên hay không nên có gói kích cầu thứ hai và những mục tiêu dài hạn khác.

Thực tế, kích cầu luôn đi liền với nỗi lo lạm phát. Theo ông Ayumi Konishi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đúng khi thể hiện sự lo ngại về sự quay trở lại của lạm phát. Có thể thấy kinh tế thế giới đang dần hồi phục, như vậy cũng đồng nghĩa với việc giá cả các mặt hàng cơ bản sẽ tăng trở lại và điều này sẽ gây thêm áp lực lạm phát đối với kinh tế Việt Nam.

Sự phục hồi kinh tế thế giới cũng có thể thúc đẩy nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng trở lại, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng tăng lên, kéo theo rủi ro lạm phát lớn hơn. Vì vậy, theo ông Konishi, nếu có gói kích cầu thứ hai thì cần thu hẹp gói này.

"Còn nếu không đưa ra gói thứ hai, nên giảm dần hỗ trợ theo lộ trình để doanh nghiệp không bị "sốc" và có thể thích nghi dần. Cũng có thể Việt Nam lùi thời hạn kết thúc gói kích cầu. Tuy nhiên, cần tính toán cẩn thận để đảm bảo sản xuất của doanh nghiệp tiếp tục ổn định khi chính sách hỗ trợ lãi suất được rút ra", ông Cao Sĩ Kiêm nói.

Doanh nghiệp vẫn cần "phao"

Đối với các doanh nghiệp, việc hỗ trợ lúc nào cũng rất cần thiết, đặc biệt là khi nền kinh tế Việt Nam mới bước qua giai đoạn suy thoái.

Ông Nguyễn Văn Tấn, Giám đốc Công ty Thực phẩm Thông Tấn, cho rằng các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thực sự được hưởng nhiều ưu đãi từ gói kích cầu thứ nhất. Hơn nữa, thời gian hỗ trợ cũng là lúc kinh tế thế giới  "chìm đắm" trong khó khăn, các đơn đặt hàng nước ngoài giảm sút nghiêm trọng, khiến đồng vốn mà doanh nghiệp vay chưa phát huy được nhiều hiệu quả.

"Hiện nay, nền kinh tế thế giới đã có sự phục hồi, các đơn đặt hàng đã quay trở lại với doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp mong muốn Nhà nước tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp để tạo ra một bước bứt phá, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa", ông Tấn nói.

Còn ông Ngô Tấn Giác, Giám đốc Công ty Cà phê Thu Hà, cho rằng, nhờ chương trình hỗ trợ của Chính phủ, nhiều doanh nghiệp đã tồn tại được. Hiện nay, Công ty đang vay của ngân hàng 8 tỷ đồng, mỗi tháng phải trả lãi khoảng 40 triệu đồng. Nếu không có chương trình hỗ trợ, mỗi tháng doanh nghiệp phải trả 80 triệu đồng. Đây là số tiền lớn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ", ông Giác cho biết.

Hiện các doanh nghiệp vẫn đang rất cần có chương trình hỗ trợ lãi suất tiếp theo. "Nhiều doanh nghiệp hiện nay chỉ như người "ốm" mới vượt qua cơn nguy kịch, cần "bồi bổ" thêm thì mới mau khỏe”, ông Giác nói.

Theo Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ đang hé mở khả năng tạo một bước đệm cho nền kinh tế sau khi gói kích cầu thứ nhất kết thúc cuối năm nay.

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt và thận trọng, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán trong khoảng 30% và giảm dần trong những năm tiếp theo./.

 

(Tin Tức/Vietnam+)

 

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Lợi nhuận ngân hàng và trách nhiệm giải trình
  • Tái cơ cấu tài chính quốc gia : “Cửa” thoát khủng hoảng !
  • Doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài
  • Ngân hàng nội "sống khỏe" bất chấp khủng hoảng
  • Hỗ trợ vốn trung dài hạn: khó từ hai phía
  • Gói hỗ trợ lãi suất: "Đệm" thế nào cho... êm ?
  • Cơ hội cho ngân hàng từ khủng hoảng tài chính
  • Bình luận: Một năm sau “cơn địa chấn” từ phố Wall: Trọng bệnh chưa qua
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!